Cụ thể, tại thị trường Bengaluru (Ấn Độ) vào lúc 13 giờ 43 phút Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.206,10 USD/ounce, sau khi trong ngày 13/8 đã đạt mức cao nhất (1.212,65 USD/ounce) kể từ ngày 28/8/2018. Trong khi giá vàng Mỹ giao kỳ hạn tăng 0,3% lên 1.211,30 USD/ounce.
Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 8/2018 tăng thấp hơn dự kiến và sức ép lạm phát lõi cũng có vẻ dịu bớt, cho thấy lộ trình tăng lãi suất của Fed có thể chậm lại.
Theo nhà phân tích trưởng Ji Ming của Shandong Gold Group, với tỷ lệ lạm phát thấp hơn dự kiến, các nhà đầu tư đang cho rằng Fed có thể không tăng lãi suất trong tháng 12/2018, cho dù việc tăng lãi suất trong tháng 9/2018 sẽ diễn ra như dự đoán.
Trong khi đó, chỉ số đồng USD - thước đo giá trị đồng USD so với một giỏ gồm sáu đồng tiền chủ chốt khác - ở mức 94,442 (điểm) sau khi có lúc giảm xuống 94,427, mức thấp nhất kể từ ngày 31/7.
Giá vàng đã giảm khoảng 12% so với mức đỉnh hồi tháng 4/2018, trong bối cảnh tình trạng căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang và đối mặt với sức ép lãi suất của Mỹ gia tăng.
Cùng ngày trên các thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,7% lên 14,26 USD/ounce. Trong lúc giá bạch kim tăng 1% lên 807,70 USD/ounce, sau khi đã chạm mức cao nhất trong một tháng qua là 812,30 USD/ounce ngày 13/9. Còn giá pa-la-đi vẫn ổn định ở mức 982,49 USD/ounce.