Cụ thể, tại thời điểm 9 giờ, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) công bố giá bán vàng miếng SJC ở mức 77 - 79 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 500.000 đồng/lượng ở cả chiều mùa vào và bán ra so với chốt phiên ngày 29/7.
Tương tự, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 75 - 79 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 500.000 đồng/lượng ở cả chiều mùa vào và bán ra so với chốt phiên ngày 29/7.
Cùng đà giảm với giá vàng miếng SJC, giá vàng nhẫn cũng giảm nhẹ.
Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 75,75 - 77 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 100.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên ngày 29/7.
Tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cũng niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 75,55 - 77 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên mức giá niêm yết ở chiều mua vào và giảm 150.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên ngày 29/7.
Trước đó, phiên 29/7, giá vàng thế giới đi xuống trước đà tăng của đồng USD khi các nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) để có thêm tín hiệu về đợt cắt giảm lãi suất.
Cụ thể, giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống còn 2.2,40 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 8/2024 giảm chưa đến 0,1% xuống 2.379,9 USD/ounce.
Nhà phân tích Edward Meir của công ty dịch vụ tài chính Marex cho rằng thị trường chịu tác động do đồng USD mạnh hơn và số liệu cho thấy lượng tiêu thụ vàng tại Trung Quốc giảm.
Tiêu thụ vàng tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, đã giảm 5,6% trong nửa đầu năm 2024 do nhu cầu đối với đồ trang sức bằng vàng sụt giảm, dù nhu cầu mua vàng thỏi và tiền xu gia tăng.
Tuy nhiên, xung đột leo thang tại Trung Đông vẫn là nhân tố hỗ trợ nhu cầu mua vàng, vốn được biện pháp phòng ngừa rủi ro địa chính trị.
Thị trường đang đặt cược rằng Fed sẽ chuẩn bị cho việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9/2024 tại cuộc họp chính sách trong hai ngày 30 - 31/7.