Vàng liên tục tăng giá trong ba phiên giao dịch đầu tuần này (6-8/2), sau khi giảm hơn 2% vào phiến cuối tuần trước, do số liệu cho thấy tốc độ tạo việc làm của kinh tế Mỹ tăng mạnh trong tháng 1/2-2023. Theo các nhà phân tích, những lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế vẫn còn và có khả năng hỗ trợ nhu cầu vàng trong năm nay. Phillip Streible, chiến lược gia thị trường tại công ty dịch vụ tài chính Blue Line Futures ở Chicago (Mỹ), nhận định các nhà giao dịch coi vàng như một tài sản trú ẩn an toàn và tiến hành mua vào kim loại này.
Trong một bài phát biểu hôm 7/2, ông Powell nói rằng báo cáo việc làm mới nhất của Mỹ cho thấy quá trình đưa lạm phát trở lại gần mục tiêu 2% sẽ mất "khá nhiều thời gian", lưu ý rằng Fed cần phải tăng lãi suất lên cao hơn.
Cũng trong hôm 7/2, Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis, ông Neel Kashkari, cho biết ngân hàng trung ương Mỹ có lẽ sẽ phải tăng lãi suất lên ít nhất 5,4% để kiềm chế lạm phát cao.
Sau bài phát biểu của ông Powell, đồng USD đã trượt khỏi mức cao nhất trong một tháng và giúp giá vàng khởi sắc. Giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ, bởi lãi suất tăng sẽ giúp đồng USD mạnh lên, song lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng giảm đáng kể.
Các nhà phân tích tại ngân hàng Commerzbank hiện dự báo giá vàng sẽ ở mức 1.850 USD/ounce vào giữa năm và 1.950 USD/ounce vào cuối năm 2023.
Sau báo cáo việc làm mạnh mẽ của Mỹ, các nhà giao dịch đang chờ đợi số liệu lạm phát tháng 1/2023 được công bố vào tuần tới có nhiều tín hiệu hơn về lộ trình tăng lãi suất của Fed.
Nhà phân tích Rupert Rowling tại nền tảng giao dịch Kinesis Money cho rằng giá vàng vẫn được hỗ trợ nhờ hoạt động mua vào của các ngân hàng trung ương tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
"Điểm tối" duy nhất của thị trường vàng trong tuần này là phiên 9/2. Giá vàng quay đầu giảm do hoạt động chốt lời sau khi giá kim loại quý này không duy trì được mức trên 1.900 USD/ounce.
Cùng ngày, Thống đốc Fed Christopher Waller trong phát biểu tại Đại học bang Arkansas ngày 8/2 nói rằng Fed cần chuẩn bị cho việc cuộc chiến chống lạm phát sẽ kéo dài hơn và lãi suất cần được duy trì ở mức cao.
Vàng đảo chiều đi lên vào phiên giao dịch cuối tuần (10/2), trong khi thị trường chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ với dự đoán rằng nó có thể ảnh hưởng đến quỹ đạo chính sách tiền tệ của Fed.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.864,10 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn giao tháng 2/2023 của Mỹ giảm 0,2% xuống 1.874,50 USD/ounce.
Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ sau điều chỉnh tăng 0,1% trong tháng 12/2022, thay vì giảm 0,1% như đã báo cáo vào tháng trước.
Bart Melek, người đứng đầu bộ phận chiến lược thị trường hàng hóa tại TD Securities, cho biết: "Chúng ta sẽ phải chứng kiến sự tiến bộ đáng kể và bền vững trên mặt trận lạm phát trước khi các nhà chức trách cảm thấy thoải mái khi cho phép hạ lãi suất".
Chỉ số đồng USD hướng tới mức tăng 0,7% trong cả tuần qua. Ngoài ra, lợi suất trái phiếu chuẩn đạt mức cao nhất trong hơn một tháng.
Thị trường tiền điện tử hiện kỳ vọng mức cao nhất trong chu kỳ lãi suất hiện tại của Fed là khoảng 5,15% vào tháng Bảy năm nay.
Michael Hewson, Trưởng bộ phận phân tích thị trường tại CMC Markets, cho biết: "Báo cáo CPI của Mỹ vào tuần tới có thể đóng một vai trò quan trọng trong hướng đi của giá vàng trong thời gian tới.
Cũng trong phiên này, giá bạc giao ngay tăng 0,3% lên 22,05 USD/ounce, nhưng hướng tới tuần giảm thứ tư liên tiếp, trong khi giá palladium giảm 5,4% xuống 1.541,05 USD/ounce. Giá bạch kim giảm 0,9% xuống còn 945,42 USD/ounce và ghi nhận tuần giảm thứ năm liên tiếp.