Lực bán tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc ngày giao dịch đầu tuần (19/12), sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới. Lực bán chiếm ưu thế đã kéo chỉ số MXV- Index nối dài đà giảm sang ngày thứ 3 liên tiếp với mức giảm 0,88% xuống 2.7 điểm.

Chú thích ảnh

Tuy nhiên, dòng tiền đầu tư đến thị trường vẫn cho thấy sự gia tăng, đặc biệt là ở nhóm Nông sản và Nguyên liệu công nghiệp. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt trên 4.000 tỷ đồng, trong đó, riêng nhóm Nông sản đã chiếm hơn 32% tổng dòng tiền kể trên.

Khí tự nhiên lao dốc, dầu thô tăng trở lại khi lo ngại nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh 

Khí tự nhiên dẫn đầu đà suy yếu của thị trường với mức lao dốc 11,35%, xuống còn 5,85 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh, thấp nhất trong vòng gần 2 tuần trở lại đây. Khí tự nhiên gặp sức ép trước triển vọng nguồn cung sẽ được nới lỏng trong giai đoạn tới. Cụ thể, Chủ tịch nước Azerbajan cho biết, nước này có kế hoạch tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang Liên minh châu Âu vào năm tới để thay thế cho nguồn cung cấp từ Nga.

Trong khi đó, giá dầu phục hồi sau hai phiên giảm khi các nhà đầu tư lạc quan hơn về triển vọng tiêu thụ tại Trung Quốc, nhà nhập khẩu số một thế giới. Kết thúc phiên giao dịch 19/12, giá dầu thô WTI tăng 1,24% lên 75, USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 0,96% lên 79,8 USD/thùng.  

Chú thích ảnh

Tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương kết thúc vào ngày thứ sáu tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng với các nhà lãnh đạo cấp cao đã kêu gọi tăng cường chính sách hỗ trợ để thực hiện mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế trong năm 2023 sắp tới. Theo Bloomberg, các nhà hoạch định chính sách có thể nhắm tới mục tiêu tăng trưởng 5%, sau khi nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới chỉ có thể tăng trưởng 3% trong năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh.  

Động thái này, kết hợp với việc nới lỏng các hạn chế chống dịch trong nhiều tuần vừa qua, đã củng cố cho kỳ vọng của các nhà đầu tư rằng Trung Quốc sẽ có bước chuyển mình mạnh mẽ trong năm 2023 sắp tới, và thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đối với dầu thô.  

Hiện nay, khả năng gia tăng nguồn cung khá hạn chế, khi mà Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cắt giảm sản lượng, cùng với nguy cơ sản lượng của Nga bị hao hụt khi phải đối mặt với các gói trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU).  

Áp lực bổ sung nguồn cung hiện đang đè nặng lên Mỹ, nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới, tuy nhiên, dù xuất khẩu nhiều, nhưng Mỹ vẫn chưa thể trở thành nhà xuất khẩu ròng đối với dầu thô. Theo Reuters, xuất khẩu dầu thô của Mỹ hiện đã chạm mức kỷ lục 3,4 triệu thùng/ngày, bởi nhu cầu thay thế nguồn cung từ Nga của các nước đối tác gia tăng, sau khi xung đột ở khu vực biển Đen nổ ra.  

Bức tranh cung cầu hiện nay chỉ ra rằng, nếu Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động tăng trưởng kinh tế, nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng nhanh hơn so với tốc độ gia tăng nguồn cung. Mỹ hiện đã lên kế hoạch mua lại 3 triệu thùng dầu để bổ sung vào kho dự trữ chiến lược (SPR), tuy nhiên đây là một con số rất khiêm tốn so với con số 180 triệu thùng trong kế hoạch giải phóng. 

Nhóm đậu tương biến động mạnh mẽ

Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần, các mặt hàng nhóm đậu tương đều đóng cửa với các mức biến động cực kì mạnh mẽ. Giá đậu tương giảm về vùng chặn dưới của khoảng đi ngang trong 2 tuần vừa qua. Lực bán tiếp tục được đẩy mạnh trong hầu hết phiên giao dịch ở cửa phiên giao dịch sau khi giá mở cửa giảm mạnh. 

Hiệp hội các nhà sản xuất đậu tương của Mato Grosso do Sul - Aprosoja tại Brazil cho biết, 97% diện tích đậu tương của bang này đều đang ở trong tình trạng tốt và tuyệt vời. Thời tiết mưa nhiều đang tạo điều kiện thuận lợi cho mùa vụ ở các bang gieo trồng lớn của Brazil. Thông tin trên cũng đã xoa dịu lo ngại về tình hình khô hạn kéo dài gây ra gián đoạn tới mùa vụ đậu tương ở Argentina. 

Trong khi triển vọng nguồn cung ở Nam Mỹ, mối quan tâm lớn nhất đối với thị trường đậu tương hiện nay vẫn đang tác động trái chiều lên giá thì nhu cầu lại có dấu hiệu suy yếu. Bên cạnh áp lực về lạm phát và nền kinh tế gây ra sức ép đối với ngành chăn nuôi Trung Quốc, dự báo về mùa vụ của nhà nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới này cũng đang khá khả quan. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, Hắc Long Giang - tỉnh sản xuất đậu tương lớn nhất của nước này - đã lập kỷ lục mới về sản lượng đậu tương trong năm nay, với khoảng 9,54 triệu tấn, chiếm 47% tổng sản lượng của toàn quốc. Kết quả này đạt được là nhờ diện tích canh tác được mở rộng, cùng với các tiến bộ về kỹ thuật chăm sóc cây trồng và cải tiến giống. Ngoài ra, theo báo cáo Export Inspections, giao hàng đậu tương của Mỹ đạt mức 1,62 triệu tấn, thấp hơn so với mức 1,78 triệu tấn trong tuần trước đó. Những thông tin trên càng củng cố cho dự báo về nhu cầu sụt giảm và khiến giá đậu tương đóng cửa ở mức gần như thấp nhất phiên. 

Chú thích ảnh

Khô đậu tương là mặt hàng đáng chú nhất trong phiên hôm qua khi lao dốc và đóng cửa giảm tới 3%. Sức ép chốt lời sau chuỗi tăng liên tiếp trước đó trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ là nguyên nhân chính gây ra lực bán ồ ạt đối với mặt hàng này ngay từ đầu phiên. Ngược lại, dầu đậu tương lại là mặt hàng nông sản duy nhất tăng giá do nguồn cung thắt chặt. Cụ thể, tồn kho của Malaysia sẽ giảm xuống dưới 2 triệu tấn trong vòng 6 tháng tới, trong khi chương trình B35 của Indonesia có thể khiến tồn kho dầu cọ của nước này trở nên khan hiếm trong nửa đầu năm 2023. Theo MXV, khô đậu tương là mặt hàng biến động rất mạnh trong giai đoạn vài tháng qua. Tuy nhiên đợt tăng trước của giá xa rời yếu tố cơ bản về cung cầu, cùng với triển vọng nhu cầu suy yếu của Trung Quốc bất chấp Tết Nguyên Đán đang đến gần sẽ tạo sức ép mạnh lên giá.

Doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi trong nước chờ đợi nhịp điều chỉnh giá

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay tại Cảng Cái Lân, giá chào bán khô đậu tương ở mức 14.900 - 15.000 đồng/kg đối với kỳ hạn giao tháng cuối năm nay. Đối với kỳ hạn giao quý I năm sau, giá dao động trong khoảng 13.900 - 14.900 đồng/kg. 

MXV cho biết, giai đoạn vừa qua, thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nước ta vẫn khá ảm đạm do giá nông sản vẫn giữ ở mức cao khiến các doanh nghiệp nhập khẩu nông sản vẫn đang chờ thêm biến động mới đối với các chuyến hàng quý I. Triển vọng nhu cầu suy yếu của Trung Quốc sẽ gây sức ép mạnh lên giá trong ngắn hạn và tạo cơ hội cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nhập khẩu nguyên liệu trước khi rủi ro về chu kỳ tăng giá quay trở lại.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Chỉ số hàng hoá MXV- Index tăng phiên thứ 6 liên tiếp
Chỉ số hàng hoá MXV- Index tăng phiên thứ 6 liên tiếp

Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), thị trường hàng hoá đóng cửa ngày giao dịch hôm qua 14/12 với diễn biến tương đối giằng co. Lực mua có phần chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV- Index nối dài đà tăng sang phiên thứ 6 liên tiếp, với mức tăng 0,27% lên 2.454 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở tiếp tục duy trì ở mức 4.000 tỷ đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN