Tuy nhiên, biên độ dao động của giá kim loại quý này vẫn hẹp trong khoảng 8 USD, khi giới đầu tư thận trọng trước khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đưa ra quyết sách về chính sách tiền tệ trong cuộc họp ngày 10/9.
Tại thị trường Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao ngay gần như không biến động, đứng ở mức 1.945,17 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 3/9 là 1.950,51 USD/ounce. Giá vàng giao kỳ hạn lại hạ nhẹ 0,1%, xuống 1.952,40 USD/ounce.
Chiến lược gia tiền tệ Ilya Spivak từ DailyFx cho biết đồng USD đã giảm giá chút ít trong phiên này, thị trường chứng khoán cũng tăng nhẹ và điều đó khiến giá vàng cũng hạn chế dịch chuyển trong phiên này.
Thị trường chứng khoán châu Á đã chứng kiến chuỗi phiên giảm giá dài nhất kể từ tháng Hai sau khi Phố Wall phục hồi trong phiên trước. Trong khi đó, chỉ số đồng USD trượt khỏi mức cao nhất trong 4 tuần, khiến vàng trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Chuyên gia Spivak cho biết các nhà đầu tư vàng cũng đang chờ đợi dữ liệu về chỉ giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ và cuộc chính sách họp hai ngày của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới. Ngoài ra, cuộc họp của ECB vào chiều 10/9, trước khi diễn ra cuộc họp báo của Chủ tịch ngân hàng này là bà Christine Lagarde, cũng kiềm chế sự biến động trên thị trường vàng.
Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã triển khai các biện pháp kích thích chưa từng có và giữ lãi suất ở mức thấp do sự bùng phát của đại dịch COVID-19 , đưa vàng lên mức cao mới vì coi vàng như một công cụ chống lạm phát và giảm giá tiền tệ.
Nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters cho biết, Về mặt kỹ thuật, vàng giao ngay có thể tăng nhiều hơn lên 1.965 USD/ounce.
Cũng trong phiên này, giá bạc giảm 0,4%, xuống 26,92 USD/ounce. Giá bạch kim tăng 0,7%, lên 922,33 điểm. Giá palladium tăng 1,2%, lên 2.299,33 USD/ounce.
Tại Việt Nam, vào cuối phiên chiều 10/9, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 56,06 - 56,77 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).