Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 81,33 điểm, tương đương 0,21%, xuống 39.431,51 điểm, đứt mạch 8 phiên tăng điểm liên tiếp. Chỉ số S&P 500 mất 1,26 điểm, tương đương 0,02%, xuống 5.221,42 điểm. Trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 47,37 điểm, tương đương 0,29%, lên 16.8,24 điểm.
Một cuộc khảo sát của Cục Dự trữ liên bang Mỹ chi nhánh New York, được công bố hôm 13/5, cho thấy người Mỹ dự đoán lạm phát sẽ ở mức 3,3% trong một năm kể từ bây giờ, so với mức 3% của tháng 3/2024, trong khi họ dự đoán mức lạm phát trung bình trong ba năm kể từ hiện tại là 2,8%. Kết quả này được đưa ra sau một báo cáo của Đại học Michigan cuối tuần trước cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng vào tháng 5/2024, do các hộ gia đình lo lắng về chi phí sinh hoạt.
Tuần trước, chỉ số Nasdaq và S&P 500 đều ghi nhận tuần tăng thứ ba liên tiếp, được thúc đẩy bởi các báo cáo thu nhập khả quan và dấu hiệu thị trường lao động hạ nhiệt đã thúc đẩy tỷ lệ đặt cược vào một lần hoặc hai lần cắt giảm lãi suất của Fed trong năm nay.
Nhưng vào ngày 13/5, các nhà đầu tư tỏ ra lo lắng và giảm bớt kỳ vọng vào kịch bản trên trước dữ liệu về Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4, sẽ được công bố vào ngày 14/5. Họ cũng chuẩn bị theo dõi dữ liệu chỉ số giá sản xuất, dữ liệu doanh số bán lẻ, báo cáo lợi nhuận và yêu cầu trợ cấp thất nghiệp hàng tuần, tất cả sẽ được công bố trong tuần này.
Tại thị trường Việt Nam, chốt phiên 13/5, VN-Index giảm 4,52 điểm xuống 1.240,18 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 741,5 triệu cổ phiếu, tương ứng trên 17.214,1 tỷ đồng. Toàn sàn có 203 mã tăng giá, 233 mã giảm giá và 72 mã đứng giá.
HNX-Index tăng nhẹ 0, điểm lên 236,36 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 80,2 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 1.673,9 tỷ đồng. Toàn sàn có 105 mã tăng giá, 69 mã giảm giá và 65 mã đứng giá.