Tài sản công được giám sát, quản lý ra sao?

Hỏi: Để bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài chính công, tài sản công, Bộ Tài chính đã có những kế hoạch kiểm soát ra sao?

Chú thích ảnh
Cơ chế khoán xe công, định mức tiêu chuẩn sử dụng xe công sẽ tiết kiệm được chi phí. Ảnh: Minh Phương/Báo Tin tức.

Trả lời vấn đề này, đại diện Bộ Tài chính cho biết: Việc kiểm tra, thanh tra công tác quản lý tài chính công, tài sản công thuộc phạm vi và trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, từ hệ thống cơ quan cơ quan kiểm tra của Đảng, Thanh tra Chính phủ, thanh tra các tỉnh, thành phố, thanh tra các bộ, ngành, ngành trung ương đến các cơ quan quản lý cấp trên của các cơ quan, tổ chức có sử dụng tài chính công, tài sản công.

Để bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài chính công, tài sản công, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, hàng năm, Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra các Tổng cục thuộc Bộ Tài chính đều xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài chính công, tài sản công đột xuất theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
Bộ Tài chính cũng tích cực, chủ động phối hợp với Thanh tra Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, cử giám định viên, thành lập Hội đồng định giá phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có liên quan đến tài chính công, tài sản công...

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với việc quản lý, sử dụng tài sản công, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 10/12/2019 về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.

Tại điểm 11 Chỉ thị số 32/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: "Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; triển khai quyết liệt Nghị định số 63/2019/NĐ-CP của Chỉnh phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, dự trữ Quốc gia, Kho bạc Nhà nước. Xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công. Việc thanh tra, kiểm tra phải thực hiện từ khâu giao tài sản công, lập dự toán, đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản để phòng ngừa sai phạm; tăng cường công tác giám sát của cộng đồng".

Các bộ, cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể quần chúng thực hiện giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

 

Minh Phương/Báo Tin tức
Kiểm toán Nhà nước là công cụ trọng yếu để kiểm soát quản lý tài chính, tài sản công
Kiểm toán Nhà nước là công cụ trọng yếu để kiểm soát quản lý tài chính, tài sản công

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết về Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030 (giai đoạn 2021 - 2030); trong đó xác định 3 trụ cột phát triển và 7 nội dung chính, tập trung ở khuôn khổ pháp lý, hệ thống tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng kiểm toán, hội nhập, hợp tác quốc tế và công nghệ thông tin, công nghệ cao…

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN