Chỉ số MXV-Index trở lại đà tăng với mức tăng nhẹ 0,2% lên 2.514,59 điểm, trong khi nhóm nông sản suy yếu 0,45% do tác động từ diễn biến của giá lúa mì.
Thị trường chứng khoán đóng cửa nghỉ Tết Nguyên đán khiến giới đầu tư nội địa chuyển dòng vốn sang thị trường hàng hóa liên thông trực tiếp với thế giới, góp phần giúp giá trị giao dịch toàn Sở tăng 10% lên hơn 4.600 tỉ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 1, các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên Sở Chicago đóng cửa trái chiều với diễn biến đầy bất ngờ.
Đáng chú ý nhất là việc các mặt hàng lúa mì đồng loạt giảm mạnh, với mức giảm lên đến hơn 3% của lúa mì Chicago về 761,25 cents/giạ và 2,6% của lúa mì Kansas về 78,25 cents/giạ.
Mặc dù cả 2 mặt hàng này đều có “gapup” nhỏ ngay khi mở cửa phiên sáng, chủ yếu vẫn do lo ngại về tình hình căng thẳng giữa Nga – Ukraine, tuy nhiên, giá chỉ đi ngang sau đó và suy yếu trong phiên tối. Theo đánh giá của hãng tư vấn SovEcon, khả năng xảy ra gián đoạn nguồn cung lúa mì là thấp, đồng thời nâng dự báo xuất khẩu lúa mì Nga lên thêm 200.000 tấn, là nguyên nhân gây sức ép lên giá lúa mì Mỹ trong phiên hôm qua.
Các số liệu giao hàng của Mỹ đối với lúa mì và ngô trong tuần kết thúc ngày 27/1 đều giảm so với tuần trước đó, cũng góp phần khiến lực bán áp đảo trong suốt phiên tối qua. Bất chấp việc giá dầu thô vẫn duy trì đà tăng ấn tượng là thiết lập mức đỉnh mới kể từ 2014 đến nay, ảnh hưởng tiêu cực từ diễn biến của lúa mì khiến giá ngô giảm mạnh 1,57% xuống 626 cents/giạ.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với dầu đậu tương, khi mà đà tăng mạnh của các mặt hàng dầu thực vật đã có phần chững lại. Giá dầu cọ Malaysia giảm 0,64% kéo theo mức giảm 0,69% của dầu đậu, về 64,82 cents/pound.
Trong khi đó, khô đậu tương là mặt hàng có mức tăng mạnh nhất nhóm nông sản trong phiên hôm qua, với gần 2% và đẩy giá lên mức 418,9 USD/tấn Mỹ, cao nhất trong vòng 3 tuần. Đây cũng đã là phiên tăng mạnh thứ 4 liên tiếp của khô đậu. Nguyên nhân chủ yếu hỗ trợ giá khô đậu tăng vọt vẫn là triển vọng nguồn cung đậu tương bị cắt giảm tại Nam Mỹ.
Tổ chức AgRural hiện đã giảm dự báo sản lượng đậu tương của Brazil từ 133,4 xuống 128,5 triệu tấn, thấp hơn 10 triệu tấn so với báo cáo gần nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Điều này cũng giúp giá đậu tương tiếp tục tăng 1,39% lên mức 1.490,5 cents/giạ, cao nhất trong vòng 8 tháng trở lại đây.
Trên thị trường nội địa, giá nông sản diễn biến trái chiều gần đây chưa tác động lớn đến giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Giá heo hơi hôm nay tiếp tục đi ngang ở nhiều khu vực, cụ thể như sau: