Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang hút nhà đầu tư ngoại

85% giao dịch hiện nay ở Việt Nam dùng tiền mặt, dân số Việt Nam là dân số trẻ, 50% người dân sử dụng điện thoại di động, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định… là những ưu thế mà các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại điện tử “để mắt” tới Việt Nam.

“Thị trường thương mại điện tử Việt Nam được biết đến với tiềm năng to lớn và chưa được khai thác tối đa hiệu quả dành cho các tiểu thương, nhà bán lẻ địa phương cũng như nhà bán lẻ trực tuyến. Cụ thể là năm 2016, tổng chi tiêu thương mại điện tử tại Việt Nam đạt mốc 1 tỉ đô la Mỹ, mặc dù cả nước có hơn 50% người dân sử dụng mạng internet”, ông Charles Brewer, CEO của DHL eCommerce cho biết lý do DHL quyết định đầu tư vào Việt Nam.

Các nhà đầu tư đánh giá tiềm năng thương mại điện tử ở thị trường Việt Nam hiện rất lớn.

Chính vì thấy được tiềm năng ở thị trường hơn 90 triệu dân này, tập đoàn vận chuyển giao nhận hàng đầu thế giới DHL đã quyết định đầu tư vào Việt Nam với tên gọi DHL eCommerce Việt Nam. Đây là đơn vị chuyên khai thác các dịch vụ giao hàng nội địa, thu tiền hộ khi nhận hàng (Cash-On-Delivery), mở hộp khi giao nhận (Open-Box-Delivery)…


“Với chi tiêu thương mại điện tử dự kiến tăng khoảng 23% mỗi năm từ nay đến năm 2020, các nhà bán lẻ trực tuyến địa phương cần có các giải pháp hậu cần, vận chuyển chất lượng cao hơn bao giờ hết để mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động trên toàn quốc”, ông Charles Brewer cho biết thêm.


Theo báo cáo của Nielsen, khoảng 50% dân số Việt Nam dùng internet, trong đó có khoảng 28% tham gia mua sắm trực tuyến, với mức chi tiêu 160 USD/người/tháng, chiếm 2,8% tổng mức bán lẻ. Dự báo năm 2017, mức tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đạt khoảng 22%.


Cũng theo Nielsen Việt Nam, Việt Nam có tỷ lệ người sử dụng điện thoại khá cao. Theo đó, cứ 100 người ở thành thị thì sở hữu 131 chiếc điện thoại (con số này ở các nước phát triển như Mỹ là 100, Đức là 123), thời gian truy cập internet năm 2016 của người Việt là 24,7 giờ/tuần (chỉ thấp hơn Singapore là 25,9 giờ/tuần) nên thương mại điện tử là “miếng bánh béo bở” cho các nhà đầu tư ngoại có dày dạn kinh nghiệm nhắm đến.


M.T/Báo Tin Tức
Khai trương sàn thương mại điện tử đặc sản toàn quốc đầu tiên
Khai trương sàn thương mại điện tử đặc sản toàn quốc đầu tiên

Sáng 13/6, tại Hà Nội, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã chính thức khai trương sàn thương mại điện tử (BADASA) chuyên về các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của Việt Nam tại địa chỉ website https://badasa.com.vn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN