Tiêu thụ ô tô nhập khẩu tăng mạnh

Ngày 9/5, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán hàng của toàn thị trường trong tháng 4 đạt 21.123 xe, gần bằng doanh số bán tháng của tháng 3.

Doanh số bán hàng của toàn thị trường trong tháng 4 đạt 21.123 xe. Ảnh: TTXVN

Trong tổng doanh số trên, doanh số bán hàng của xe du lịch đạt 13.549 xe, tăng 5%; doanh số bán của dòng xe thương mại đạt 6.357 xe, giảm 8% và doanh số bán của dòng xe chuyên dụng đạt 1.217 xe, giảm 8% so với tháng 3/2018.

Đáng chú ý, xét theo xuất xứ, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 17.910 xe, giảm 5%. Trong khi đó, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc đạt 3.213 xe, tăng tới 37% so với tháng trước.

Xét theo các đơn vị thành viên VAMA trong tháng qua, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) tiếp tục dẫn đầu thị trường khi bán được 8.679 xe. Đứng ở vị trí thứ 2 là Toyota Việt Nam với 4.234 xe được tiêu thụ.

Đặc biệt, đứng ở vị trí thứ 3 thay Ford Việt Nam lâu nay là Honda Việt Nam khi có 2.815 xe được bàn giao đến tay người tiêu dùng - bỏ xa Ford khi chỉ đạt con số 1.359 xe các loại trong tháng qua.

Tính chung 4 tháng đầu năm nay, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường ô tô Việt Nam đạt 80.1 xe các loại, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xe du lịch tăng 2%, xe thương mại giảm 18% và xe chuyên dụng giảm 36%.

Cũng xét theo xuất xứ, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 8% trong khi xe nhập khẩu giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lý giải về sức tiêu thụ trong tháng 4 và trong 4 tháng đầu năm cũng như chênh lệch về sự tăng trưởng giữa xe lắp ráp và xe nhập khẩu, giới chuyên doanh cho rằng, những tháng đầu năm trong khi xe lắp ráp trong nước thiếu về nguồn cung do phải chờ nhập khẩu linh kiện với thuế ưu đãi 0% thì người tiêu dùng vẫn kỳ vọng vào việc mua xe nhập khẩu giá rẻ.

Tuy nhiên, suốt 3 tháng này, ngoại trừ lô xe đầu tiên nhập khẩu nguyên về Việt Nam với khoảng 2.000 xe thuộc 4 dòng sản phẩm của Honda theo diện hưởng thuế suất 0% thì không có đơn vị nào khác nhập được xe về.

Thế nhưng, lô xe này cập cảng từ tháng 3, nhưng cũng mất gần hai tháng để doanh nghiệp làm thủ tục thông quan xe mới về đến đại lý để mở bán.


Từ nguồn cung xe láp ráp trong nước thiếu, xe nhập khẩu vắng bóng từ đầu năm, Honda Việt Nam đã “nhanh tay” hoàn tất thủ tục nhập khẩu xe theo yêu cầu của Nghị định 116/2017/NĐ-CP đã là một lợi thế lớn.

Theo VAMA, chỉ riêng xe nhập khẩu, trong tháng 4/2018, Honda Việt Nam bán được 1.507 xe CR-V, 205 xe Civic và 192 xe Jazz đã góp phần nâng tổng doanh số bán hàng của đơn vị này lên 2.815 xe, đồng thời vươn lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng các doanh nghiệp tiêu thụ xe.

Giới chuyên doanh cũng chia sẻ, cùng với Honda, GM Việt Nam đã đưa xe về Việt Nam theo diện hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0%, các hãng Toyota, Ford, Mitsubishi… đang hoàn tất giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại xe (VTA) theo yêu cầu của Nghị định 116 để nhập xe về.

Do đó, chỉ trong vài tháng tới thị trường xe ô tô trong nước sẽ phong phú hơn và sẽ có cuộc cạnh tranh về giá giữa các hãng, qua đó có thể người tiêu dùng ít nhiều vẫn được hưởng lợi.

Văn Xuyên (TTXVN)
Thị trường ô tô nhập khẩu giảm 47%
Thị trường ô tô nhập khẩu giảm 47%

Báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy, trong tháng 4/2018, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 21.123 xe, gần bằng doanh số bán tháng 3/2018 và giảm 4% so với tháng 4/2017 và giảm 47% so với 4 tháng đầu năm ngoái.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN