Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực biển và hải đảo thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo đó, Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực biển và hải đảo thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường cụ thể như sau: Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp Trung ương gồm 2 thủ tục hành chính. Số hồ sơ thủ tục hành chính: 1.001373. Tên thủ tục hành chính: Khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thông qua mạng điện tử. Cơ quan thực hiện: Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia - Cục Biển và Hải đảo Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Số hồ sơ thủ tục hành chính: 1.001371. Tên thủ tục hành chính: Khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu. Cơ quan thực hiện: Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia - Cục Biển và Hải đảo Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh gồm 2 thủ tục hành chính. Số hồ sơ thủ tục hành chính: 1.005181. Tên thủ tục hành chính: Khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thông qua mạng điện tử. Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển.
Số hồ sơ thủ tục hành chính: 1.000705. Tên thủ tục hành chính: Khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu. Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển.
Các thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định này thay thế các thủ tục hành tương ứng trong Danh mục thủ tục hành chính cấp Trung ương và cấp địa phương đã được công bố tại Quyết định số 1299/QĐBTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực biển và hải đảo thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Việt Nam là quốc gia ven Biển Đông với 28/63 tỉnh, thành phố ven biển, chiếm 42% diện tích đất liền và 45% tổng dân số. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thế và tiềm năng lớn về tài nguyên biển, hải đảo...
Những năm qua, khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã đóng góp hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của đất nước. Giai đoạn 2011-2022, các ngành kinh tế biển đã đóng góp lớn trong phát triển kinh tế cả nước. GDP trung bình của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm khoảng 50% GDP của cả nước. Thu nhập bình quân/người của các địa phương ven biển đạt khoảng 97 triệu đồng năm 2022, cao hơn bình quân cả nước. Kinh tế đảo đã có sự chuyển biến căn bản, góp phần hình thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, các đảo, quần đảo của Việt Nam.
Triển khai Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành 2 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 Quyết định và ban hành theo thẩm quyền 10 Thông tư hướng dẫn, quy định chi tiết tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên tập trung quy định về các công cụ, cơ chế, chính sách điều phối, phối hợp liên ngành, liên vùng, nguyên tắc, nội dung phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo; quy định cụ thể về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, nhận chìm ở biển và quy định chi tiết một số vấn đề đặc thù trong ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển.
Thực hiện Luật Biển Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2014/NĐ-CP, hiện nay được thay thế bởi Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
Có thể nói, các quy định của Luật Biển Việt Nam, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng trong quản lý nhà nước về biển và hải đảo ở nước ta; giúp từng bước khắc phục các xung đột, mâu thuẫn trong quản lý theo ngành, lĩnh vực; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển và hải đảo; phục vụ phát triển bền vững biển và hải đảo.