Con đường dẫn vào xã Kim Bon, huyện Phù Yên, Sơn La bị sạt lở. Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN |
Cụ thể, mưa lũ đã làm sụt lở ta luy dương khoảng 340.000 m3 với trên 1.480 điểm, bùn đất trôi tràn, lấp tắc cống rãnh khoảng 7.000 m3. Mưa lũ cũng gây sụt lở ta luy âm khoảng 1.543 mét dài với 104 điểm. Bên cạnh đó, một số thiệt hại khác như hư hỏng rãnh dọc, sụt trôi đầu cống, sân cống sụt lở tứ món mố cầu, gẫy đổ hộ lan tôn sóng. Tổng kinh phí xử lý, khắc phục hậu quả bước 1 ước tính 216 tỷ đồng.
Mưa lũ gây thiệt hại trên mạng lưới đường bộ chủ yếu ở các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc, nhất là các tuyến quốc lộ: Quốc lộ 37, Quốc lộ 43, Quốc lộ 12, Quốc lộ 32, Quốc lộ 6 địa bàn tỉnh Sơn La; Quốc lộ 37, Quốc lộ 32, đường tỉnh 174 tỉnh Yên Bái, Quốc lộ 15 tỉnh Hòa Bình; Quốc lộ 15A, Quốc lộ 48, Quốc lộ 48B, Quốc lộ 48E, Quốc lộ 16 địa bàn tỉnh Nghệ An; Quốc lộ 217B, Quốc lộ 15, Quốc lộ 15C, Quốc lộ 16, Quốc lộ 217, Quốc lộ 47, Quốc lộ 47B địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Đại diện lãnh đạo Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Tổng cục đã chỉ đạo Cục Quản lý đường bộ I, II và các Sở Giao thông Vận tải rào chắn, cảnh báo nguy hiểm và tổ chức trực gác, phân luồng giao thông tại các điểm sụt lở, ngập úng.
Đối với các điểm sụt dương lớn hoặc lún tụt đứt đường, không thể thông xe trong thời gian ngắn, tổ chức phân luồng từ xa, thông tin trên phương tiện truyền thông để chủ phương tiện chủ động điều chỉnh hành trình; đối với các vị trí sụt lở có thể thông xe ngay, khẩn trương xử lý, khắc phục để thông xe trong thời gian sớm nhất.