Đó là thực trạng có thật xảy ra tại Trường tiểu học Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hàng chục năm có lẻ, cứ thứ hai hàng tuần, hơn 200 học sinh của trường tập trung thành các hàng ngay ngắn dưới lòng đường Tô Hiến Thành để làm lễ chào cờ.
Các thầy cô đứng thành hàng rào chắn phía ngoài; hai đầu đường phải cậy nhờ công an phường và dân phòng chặn dòng xe cộ. Tình trạng trường học lẫn trong nhà dân, thuê địa điểm ngoài, chật chội, bất tiện… không còn là chuyện hy hữu giữa lòng thủ đô văn minh.Cảnh chào cờ dưới lòng đường diễn ra thường xuyên ở Tiểu học Bà Triệu. Ảnh: vnexpress.net |
Cũng như mọi năm, năm nay gần đến ngày tựu trường, thầy trò Trường Tiểu học Bà Triệu lại tất bật chuẩn bị cho lễ khai giảng ngay dưới lòng đường. Nằm trong ngôi biệt thự 3 tầng kiến trúc Pháp chật chội, trường chỉ có 8 lớp với chừng 230 học sinh, không có chỗ chơi. Phần sân trước vỏn vẹn gần 10 m2, nên tất cả các hoạt động của trường đều diễn ra dưới lòng đường Tô Hiến Thành.
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu nằm trên phố Trần Hưng Đạo - một tuyến phố lớn của Thủ đô, cũng trong tình cảnh tương tự. Cơ sở vật chất của trường hết sức chật chội, chỉ có 6 lớp với 250 học sinh, lại chung lối đi với 11 hộ dân, nên việc học tập, đi lại, nhất là lúc tan ca gặp nhiều khó khăn. Giờ giải lao, các em đều phải nghỉ trong khuôn viên ở phía sau phòng học, chơi đùa ở các bậc cầu thang lên xuống thiếu ánh sáng, hoặc ngồi tại chỗ.
Thực trạng ngay giữa lòng Thủ đô mà cơ sở vật chất trường học tạm bợ, chắp vá đã được lãnh đạo thành phố nhìn nhận từ lâu, nhưng giải pháp khắc phục đưa ra cứ chậm rì rì và thiếu quyết liệt từ các cơ quan chức năng. Nói cách khác, mọi chủ trương chỉ nằm trên giấy, ít chuyển động trong thực tế… Đó là thực trạng khiến những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của Thủ đô không khỏi quặn lòng.Thực tế, rất nhiều trường khu vực nội thành Hà Nội đang gặp khó khăn về cơ sở vật chất. Điều này khiến các trường không thể thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục Đào tạo là giảng dạy hai buổi một ngày, tổ chức các hoạt động tập thể và giảm áp lực cho học sinh.Nhiều trường phải thuê địa điểm bên ngoài đã tạo nên bất cập vì trường lớp không tập trung, cơ sở vật chất thuê, mượn không đảm bảo yêu cầu dạy và học.Nhìn tổng quan, nhiều năm trở lại đây, Hà Nội có rất ít dự án xây dựng trường học được triển khai. Hay nói cách khác, sự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, cho giáo dục chưa tương xứng với yêu cầu phát triển chung của Thủ đô. Trong bối cảnh, hàng nghìn học sinh nội thành Hà Nội vẫn phải học nhờ nhà dân, nhưng khá nhiều khu "đất vàng" lại được thành phố ưu tiên xây dựng chung cư, trung tâm thương mại cao tầng. Theo báo cáo của HĐND TP Hà Nội, tại 10 khu đô thị được đưa vào sử dụng trong thời gian gần đây, chỉ có 4 trường công lập được xây dựng. Phần lớn chủ đầu tư khu đô thị, khu tái định cư chỉ quan tâm xây dựng công trình nhà ở kinh doanh, công trình hỗn hợp, thương mại dịch vụ nhằm thu hồi vốn nhanh; còn các công trình hạ tầng xã hội, trường học,… ít được quan tâm. Vậy mà các cơ quan có trách nhiệm của thành phố vẫn cứ bình an vô sự? Chủ dự án này bỏ được (bỏ xây dựng trường học), thì chủ dự án cũng bỏ được (vì chẳng sợ bị phạt hoặc bị đình chỉ thi công)!!! Thế là hàng loạt dự án khu đô thị không trường học nối đuôi nhau ra đời.Từ thực trạng trên, nhiều người hoài nghi về tầm nhìn phát triển giáo dục của Thủ đô; cũng chẳng ai dám chắc chất lượng giáo dục Thủ đô sẽ có sự bứt phá như kỳ vọng.Yến Nhi