Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội Khóa XIII

Đúng 9 giờ ngày 21/10, tại Thủ đô Hà Nội, Quốc hội khóa XIII đã khai mạc trọng thể kỳ họp thứ Sáu - Kỳ họp cuối năm 2013 với các nội dung hết sức quan trọng và mang ý nghĩa lịch sử trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng về kinh tế-xã hội của đất nước.

Phiên khai mạc được truyền hình, truyền thanh trực tiếp để đông đảo cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.

Dự phiên khai mạc có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu và Nông Ðức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Trần Ðức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; nhiều vị khách mời, các bậc lão thành cách mạng, các vị đại biểu Quốc hội, đại diện Đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đọc Diễn văn khai mạc Kỳ họp. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN


Trước phiên khai mạc, các vị lãnh đạo Ðảng, Nhà nước và đại diện các Ðoàn đại biểu Quốc hội đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp đó, Quốc hội họp phiên trù bị, thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình làm việc của kỳ họp.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chào mừng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bậc lão thành cách mạng, các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý, các vị trong Đoàn ngoại giao; các tổ chức quốc tế đến dự phiên khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ở nước ngoài.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ Kỳ họp thứ 6 là kỳ họp giữa nhiệm kỳ Quốc hội và cũng là nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Đây là kỳ họp có vị trí đặc biệt quan trọng để chúng ta nhìn lại chặng đường gần ba năm qua, đánh giá tình hình phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác của ngành tư pháp, kết quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tội phạm, tệ nạn xã hội và các mặt công tác khác; xác định những việc cần làm trong năm 2014 và chặng đường còn lại của Kế hoạch 5 năm để bảo đảm thúc đẩy phát triển đất nước.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (2011-2015) và nhiệm vụ 2014 -2015. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN


Đề cập đến hai nội dung lớn trong công tác xây dựng pháp luật tại Kỳ họp thứ 6 là việc Quốc hội sẽ thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Để việc thông qua Hiến pháp đạt kết quả cao, bảo đảm dân chủ, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, trong kỳ họp này Quốc hội sẽ dành thời gian thích đáng để tiếp tục tổ chức thảo luận dân chủ, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao với tinh thần chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu,

Cử tri Nguyễn Duy Phương, giảng viên trường Đại học Lao động-Xã hội cho rằng: Có thể thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế trong nước thời gian qua dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ suy thoái kinh tế thế giới, song đã có nhiều chuyển biến tích cực và đang có nhiều dấu hiệu dần hồi phục. Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động cũng như doanh nghiệp, đây là việc làm cần thiết để “khoan sức dân”.

Nhờ đó kinh tế đã bắt đầu có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Quá trình tái cơ cấu cũng đã có những bước đi rõ nét hơn và tạo ra những hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên các vấn đề như tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước vẫn còn chậm; các tổng công ty, tập đoàn nhà nước vẫn chưa thực sự trở thành những “cú đấm thép” trong khi tình trạng tham ô, tham nhũng hay thiếu năng lực khiến nền kinh tế chịu nhiều tổn thất.

giải trình đầy đủ, thuyết phục những vấn đề đặt ra. Một lần nữa, Quốc hội hoan nghênh và trân trọng cảm ơn đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài đã nhiệt tình hưởng ứng và có nhiều ý kiến đóng góp xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Khẳng định, dự án Luật đất đai (sửa đổi) là một đạo luật nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết: Quốc hội đã dành 3 kỳ họp để thảo luận, cho ý kiến, đồng thời chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc ý kiến của nhân dân, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 và Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để hoàn thiện dự thảo Luật. Quốc hội yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong quá trình thảo luận, kết hợp với việc thảo luận, thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, xử lý thấu đáo các vấn đề mà thực tiễn đặt ra, bảo đảm để Quốc hội thông qua một đạo luật về đất đai đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và lòng mong mỏi của nhân dân.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tham dự đầy đủ các phiên họp, phát huy trí tuệ, thảo luận dân chủ, đóng góp nhiều ý kiến, góp phần để kỳ họp thành công tốt đẹp, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân. (Xem toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng- TTXVN ngày 21/10).

Theo Chương trình, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ dành thời gian xem xét báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế; sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015; việc phát hành bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ cho một số dự án quan trọng, cấp bách.

Quốc hội cũng sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012”; xem xét các báo cáo kết quả giám sát do Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thực hiện; nghe Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII; báo cáo của Chính phủ và Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, thứ 4, thứ 5; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; xem xét các báo cáo công tác của các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng; công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật, tội phạm; công tác thi hành án; phê chuẩn nhân sự Chính phủ, bầu nhân sự một số cơ quan của Quốc hội và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.

Tại phiên khai mạc, Quốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2011-2015): kết quả thực hiện từ năm 2011 đến nay và phương hướng, giải pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội đến hết năm 2015. Tiếp đó, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII ngày 21/10 được tường thuật trực tiếp trên sóng truyền hình và phát thanh đã thu hút đông đảo cử tri quan tâm theo dõi. Phóng viên báo Tin Tức đã ghi lại một số ý kiến tâm huyết kỳ vọng vào các đại biểu:


Đại tá tình báo Tư Cang - Nguyễn Văn Tàu, TP Hồ Chí Minh: Trong kỳ họp này, tôi mong muốn các đại biểu sẽ đưa ra thảo luận những vấn đề nhức nhối như: tham nhũng, bảo vệ môi trường sinh thái. Quốc hội sẽ có những quyết sách mạnh mẽ trong việc phòng chống tham nhũng, xem xét dừng các dự án thủy điện tác động lớn, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Anh Đức - Hoàng Tuyết

    

Anh Lê Xuân Dũng, PGĐ Trung tâm hỗ trợ HSSV TP Hồ Chí Minh: Mong rằng các đại biểu Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian để bàn về các vấn đề chính sách cho sinh viên, học sinh, đặc biệt là những đối tượng khó khăn, để giúp các bạn có thêm động lực vươn lên trong học tập, sống có ích, góp sức vào việc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Trong Luật Việc làm, chúng tôi mong muốn đổi mới các chương trình đào tạo giảng dạy. Trong đó, chú ý tới những chương trình giảng dạy tạo ra môi trường mở để các sinh viên, học sinh phát huy khả năng của mình, không quá phụ thuộc vào một môtip sư phạm cũ, từ đó có thể đánh giá, nhận định những học sinh viên có khả năng nào để định hướng nghề nghiệp, việc làm cho các bạn trong tương lai và phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.























Quang Vũ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp mặt các nữ Đại biểu Quốc hội

Nhân dịp kỷ niệm 83 năm thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, chiều 21/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN