Theo đại biểu Bùi Sỹ Lợi, ông thống nhất cao với dự thảo Nghị quyết tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 khi tập trung vào 3 nhiệm vụ, đó là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tín dụng. Việc này phấn đấu trước năm 2019 phải xong.
“Tuy nhiên từ khi tham gia đề án tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015, và cho đến nay, chúng tôi vẫn khẩn thiết đề nghị Chính phủ phải quan tâm đến tái cơ cấu nguồn nhân lực. Nếu chúng ta tái cơ cấu được nguồn nhân lực thì đây chính là một nhân tố quan trọng đế góp phần vào thành công của tái cơ cấu nền kinh tế”, ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.
Việc tái cơ cấu nguồn nhân lực cũng sẽ góp phần thúc đẩy việc tăng năng suất lao động vì hiện nay năng suất lao động nước ta rất thấp. Năng suất lao động cũng là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá quá trình tái cơ cấu nền kinh tế của đất nước.
Cũng theo đại biểu Bùi Sỹ Lợi, kinh tế của đất nước chúng ta hiện đang đứng trước thách thức cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực. Điều này thể hiện trên các mặt: Thứ nhất là năng suất tổng hợp mới chỉ đạt khoảng 30%, chi phí nhân công rất cao. Hiên nay chúng ta cũng sử dụng quá nhiều lao động phổ thông .
Đặc biệt, hiện quy mô đào rất lớn nhưng lại không đáp ứngđược yêu cầu cơ cấu vầ chất lượng nguồn nhân lực. Cả nước có gần 450 trường đại học và cao đẳng, gần 2.000 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề cho đến cấp huyện. Điều này cho thấy dự không cân đối giữa cơ cấu đào tạo với cơ cấu sử dụng. Tôi cho rằng chúng ta đang đào tạo cái mà nhà trường có chưa phải đào tạo về cái mà thị trường cần.
Một thách thức nữa là lao động làm công ăn lương mới có 42%, trong đó lao động ở khu vực chính thức chỉ 30%%, khu vực không chính thức 70%, Đây chính là lý do tại sao người ta đánh giá năng suất lao động của nước ta thấp.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi cũng khẳng định, hiện cả nước có 54,4 triệu lao động nhưng quá trình phân bổ nguồn lực lao động rất mất cân đối. Lao động đang trong khu vực nông nghiệp 67,8%, đặc biệt, trong 8 vùng kinh tế thì Đồng bằng sông Hồng chiếm 21,9%, Bắc bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 21,7% , nhưng Tây Nguyên chỉ có 6,5%. “Vì thế, tôi cho rằng tái cơ cấu nguồn nhân lực kể cả cơ cấu về chất lượng phải đáp ứng tái cơ cấu nền kinh tế”, đại biểu Bùi Sỹ Lợi khẳng định.