Trong bối cảnh xã hội ngày càng dân chủ, sự quan tâm của người dân tới các lĩnh vực chính trị - xã hội ngày càng cao thì việc mở rộng hình thức cho người dân tố cáo hành vi sai phạm là cần thiết. Tuy nhiên, với năng lực hiện tại của bộ máy, điều kiện của các cơ quan có trách nhiệm còn hạn chế thì việc mở rộng hình thức tố cáo nên coi là mục tiêu để hướng đến.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long Phạm Tất Thắng. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN |
Thời điểm này, nên tiếp tục các hình thức tố cáo truyền thống đã được áp dụng trong thực tiễn. Các hình thức tố cáo khác nên được coi là các kênh tham khảo để các cơ quan chức năng khi tiếp nhận đơn tố cáo có thêm thông tin để xem xét, sàng lọc thông tin, đảm bảo tính khả thi.
Với các hành vi tố cáo sai sẽ xử lý thế nào?
Các quy định pháp luật của ta đã có như xử lý tội vu khống. Trong quá trình thảo luận Luật Tố cáo (sửa đổi), có nội dung rút tố cáo. Người rút tố cáo vẫn phải chịu trách nhiệm về thông tin mà mình tố cáo khi thông tin sai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đối tượng mà đơn tố cáo nêu.
Thực tế nhiều trường hợp người tố cáo bị trù dập, không thể phát triển sự nghiệp tại cơ quan mà mình tố cáo. Cần có thêm chế tài nào để bảo vệ họ?
Đúng như thế! Thực tế, những quy định của chúng ta về bảo vệ người tố cáo dường như khá mờ nhạt nên chưa tạo được nền tảng vững chắc để thúc đẩy người có trách nhiệm, tâm huyết đấu tranh với các hành vi vi phạm thông qua việc tố cáo của mình. Đây là nội dung mà Luật Tố cáo sửa đổi cần quan tâm.
Cần có cơ chế khuyến khích, thúc đẩy người có trách nhiệm phát hiện vụ việc vi phạm, hành vi sai trái để phản ánh cơ quan chức năng. Cơ quan chức năng cũng cần có phương pháp bảo vệ người tố cáo khi họ đã dũng cảm đứng ra tố cáo hành vi sai trái.
Xin cám ơn ông!Theo chương trình dự kiến, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Tố cáo (sửa đổi) vào ngày 12/6 tới. |