Allianz cảnh báo về tình trạng sự cố an ninh mạng gia tăng ở châu Á – Thái Bình Dương

SINGAPORE – Media OutReach – Theo Allianz Risk Barometer 2020 (tạm dịch: Áp kế đo độ rủi ro năm 2020 của Allianz), lần đầu tiên, các sự cố an ninh mạng ( với 35% phản hồi) được xếp hạng là rủi ro kinh doanh quan trọng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, vượt lên trên tình trạng gián đoạn kinh doanh (business interruption – BI) ở vị trí thứ hai (với 34% phản hồi).

Kết quả của khu vực phản ánh xu hướng toàn cầu đã có nhận thức về mối đe dọa mạng đang tăng nhanh trong những năm gần đây, do các công ty gia tăng sự phụ thuộc vào hệ thống dữ liệu và công nghệ thông tin. Đó là một sự thay đổi rõ rệt so với 7 năm trước đây, khi sự cố an ninh mạng thậm chí còn không nằm trong danh sách 10 rủi ro hàng đầu của các nhà quản lý rủi ro trong khu vực.

Đứng ở vị trí thứ 3 về mức độ rủi ro là hiện tượng biến đổi khí hậu (với 25% phản hồi) và rủi ro chính trị và bạo lực (lần đầu tiên có mặt trong top 10 về mức độ rủi ro ở vị trí thứ 10 với 9% phản hồi). Đây là 2 yếu tố ghi nhận tăng nhanh nhất trong bậc thang xếp hạng rủi ro trong khu vực, nhấn mạnh đến sự nóng lên của trái đất và sự gián đoạn kinh doanh đi kèm với tình trạng bất ổn dân sự làm gia tăng mối lo ngại cho các công ty và các quốc gia.

Cuộc khảo sát hàng năm về rủi ro kinh doanh toàn cầu do Allianz Global Corporate & Special (AGCS) thực hiện việc kết hợp quan điểm của 2.718 chuyên gia của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các giám đốc điều hành, các nhà quản lý rủi ro, các nhà môi giới và chuyên gia bảo hiểm.

Ông Mark Mitchell, Giám đốc điều hành (CEO) của AGCS khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhận định: “Lần đầu tiên, sự cố an ninh mạng đã ​​vượt qua sự gián đoạn kinh doanh để trở thành rủi ro hàng đầu đối với các doanh nghiệp ở châu Á – Thái Bình Dương. Trong năm 2019, không có sự cố mạng quy mô toàn cầu nào xảy ra như đã từng có trong quá khứ dạnh như WannaCry và NotPetya. Các doanh nghiệp ngày càng nhận thức được các chi phí khi là nạn nhân của một cuộc tấn công mạng, với ước tính của IBM, thì chi phí trung bình của một vụ vi phạm dữ liệu là dưới 4 triệu USD”.

Ông Mark Mitchell cho biết thêm: “Đứng ở vị trí thứ 3 về mức độ rủi ro là hiện tượng biến đổi khí hậu. Năm qua đã chứng kiến ​​nữ thiếu niên Greta Thunberg lên diễn thuyết về vấn đề này tại diễn đàn của Liên hợp quốc. Trong năm 2018, biến đổi khí hậu chỉ xếp thứ 8 về mức độ rủi ro, thì năm ngoái đã tăng tới 5 bậc. Điều này phản ánh sự giám sát và áp lực gia tăng của các doanh nghiệp đang hoạt động một cách bền vững”.

Rủi ro mạng tiếp tục phát triển

Ngoài việc là rủi ro hàng đầu trong khu vực và toàn cầu, sự cố an ninh mạng là một trong 3 rủi ro hàng đầu tại 80% các quốc gia được khảo sát ở châu Á – Thái Bình Dương, với Ấn Độ và Hàn Quốc xếp nó là rủi ro kinh doanh số 1. Các doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức của các vi phạm dữ liệu lớn hơn và đắt tiền hơn, sự gia tăng các sự cố ransomware và giả mạo, cũng như triển vọng của các khoản phạt hoặc kiện tụng do quyền riêng tư sau bất kỳ sự kiện nào. Vụ vi phạm dữ liệu lớn – liên quan đến hơn một triệu hồ sơ bị xâm phạm – hiện có giá trung bình 42 triệu USD, tăng 8% mỗi năm [Theo IBM Security, Ponemon, Cost Of A Data Breach Report 2019; tạm dịch: Bộ phận an ninh của IBM, Chi phí của Báo cáo vi phạm dữ liệu năm 2019].

Ông Marek Stanislawski, Phó giám đốc toàn cầu phụ trách mảng an ninh mạng của AGCS nhận xét: “Các sự cố đang trở nên tai hại hơn, ngày càng nhắm vào các công ty lớn với các cuộc tấn công tinh vi và yêu cầu tống tiền quá lớn. 5 năm trước, một ransomware thông thường có thể gây thiệt hại hàng chục ngàn USD, còn hiện nay, con số này có thể là hàng triệu USD. Nhu cầu tống tiền chỉ là một phần của bức tranh. Các công ty có thể chịu tổn thất gián đoạn kinh doanh lớn do không có dữ liệu quan trọng, hệ thống hoặc công nghệ, thông qua một trục trặc kỹ thuật hoặc vụ tấn công mạng. Nhiều sự cố là kết quả của lỗi con người và có thể được giảm thiểu bằng các khóa đào tạo nâng cao nhận thức của nhân viên, mà đến giờ chưa phải là công việc thường xuyên của các công ty”.

Gián đoạn kinh doanh – mối đe dọa chưa hề suy giảm với các nguyên nhân mới

Sau 7 năm đứng đầu, tình trạng gián đoạn kinh doanh giảm xuống vị trí thứ hai trong Áp kế đo độ rủi ro năm 2020 của Allianz. Tuy nhiên, xu hướng tổn thất do gián đoạn kinh doanh lớn hơn và phức tạp hơn vẫn tiếp tục, không hề có dấu hiệu suy giảm. Nguyên nhân đang trở nên đa dạng hơn bao giờ hết, từ hỏa hoạn, cháy nổ hoặc thảm họa tự nhiên đến chuỗi cung ứng kỹ thuật số hoặc thậm chí là bạo lực, bất ổn về chính trị. Tại Australia, tổng thiệt hại và mất mát về mặt kinh tế do hỏa hoạn và cháy rừng gây ra từ tháng 9 năm 2019 đến năm 2020 ước tính lên tới 110 tỷ USD [Theo https://www.accuweather.com/en/business/australia-wildfire-damages-and-losses-figure-to-reach-5-billion-to-6-billiob-accuweather-estimates/657235].

Các doanh nghiệp cũng ngày càng tiếp xúc với tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của tình trạng bạo loạn, bất ổn dân sự hoặc tấn công khủng bố. Tình trạng bất ổn dân sự ở Hồng Kông đã dẫn đến thiệt hại về tài sản, gây ra gián đoạn kinh doanh và mất thu nhập chung cho cả các công ty địa phương và công ty đa quốc gia, khi nhiều cửa hàng buộc phải đóng cửa trong nhiều tháng, khách hàng và khách du lịch tìm cách tránh xa hoặc nhân viên không thể đến nơi làm việc của họ vì những lo ngại về an toàn. Hậu quả là một sự gián đoạn kinh doanh tuy không có tổn thất về mặt cơ sở vật chất, nhưng mất mát về tiền bạc, tài chính lại rất cao.

Hiện tượng biến đổi khí hậu mang lại độ phức tạp rủi ro cao hơn

Biến đổi khí hậu là một rủi ro có sự gia tăng lớn trong khu vực, nhảy lên vị trí thứ 3 từ thứ 8 năm ngoái. Các chuyên gia quản lý rủi ro ở các quốc gia và vùng lãnh thổ như Australia, Hồng Kông, Ấn Độ và Indonesia đã nhin nhận, đánh giá và xếp hạng như vậy về rủi ro này. Các vụ cháy rừng đang diễn ra nhấn chìm nhiều khu vực của Australia trong biển lửa, cũng như cơn lũ lụt nghiêm trọng mới đây ở Jakarta chắc chắn đã gây ra hậu quả rất tai hại cho các doanh nghiệp.

Sự gia tăng thiệt hại vật chất là điều mà các doanh nghiệp sợ nhất (với 49% phản hồi) khi nước biển dâng, hạn hán kéo dài, bão táp dữ dội và lũ lụt lớn đe dọa các nhà máy và các tài sản khác của doanh nghiệp, cũng như các cơ sở năng lượng và kết cấu hạ tầng giao thông. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng lo ngại về các ảnh hưởng xấu liên quan hoạt động sản xuất – kinh doanh (với 37% phản hồi), chẳng hạn như việc phải di dời các cơ sở và các tác động tiềm năng của thị trường và quy định về chính sách mới (với lần lượt 35% và 33%). Các công ty có thể phải chuẩn bị cho nhiều vụ kiện tụng trong tương lai – các trường hợp biến đổi khí hậu nhắm vào “các chuyên ngành carbon” đã được đưa ra ở 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với hầu hết các vụ kiện tụng đều tập trung ở Mỹ.

Ông Chris Bonnet, Trưởng Bộ phận Dịch vụ kinh doanh ESG (Environmental, Social and corporate Governance – Môi trường, Xã hội và Quản trị doanh nghiệp) của AGCS cho biết: “Có sự nhận thức ngày càng tăng giữa các công ty rằng, các tác động tiêu cực của tình trạng trái đất nóng lên trên 2 độ C sẽ có tác động mạnh đến kết quả cuối cùng, hoạt động kinh doanh và danh tiếng. Thất bại trong hành động sẽ kích hoạt hành động pháp lý và ảnh hưởng đến các quyết định từ khách hàng, cổ đông và đối tác kinh doanh. Do đó, mọi công ty phải xác định vai trò, lập trường và tốc độ can thiệp của mình đối với quá trình biến đổi khí hậu – và các nhà quản lý rủi ro cần đóng vai trò chính trong quá trình này, cùng với các chức năng khác”.

Kết quả toàn cầu phản ánh phần lớn kết quả của khu vực, với biến đổi khí hậu đứng ở vị trí thứ 7 về rủi ro kinh doanh (với 17% phản hồi) cũng tăng thứ hạng so với năm trước, mặc dù không mạnh như châu Á-Thái Bình Dương, một sự phản ánh về tác động của sự nóng lên toàn cầu được nghiêm túc hơn. Những thay đổi về luật pháp và quy định (với 27% phản hồi) khiến các doanh nghiệp ngày càng lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và Brexit.

Ông Joachim Müller, CEO của AGCS nhận xét: “Allianz Risk Barometer 2020 nhấn mạnh rằng, rủi ro không gian mạng và biến đổi khí hậu là hai thách thức đáng kể mà các công ty cần theo dõi chặt chẽ trong thập kỷ mới. Tất nhiên, có nhiều kịch bản thiệt hại và gián đoạn kinh doanh khác phải giải quyết, nhưng nếu hội đồng quản trị và các nhà quản lý rủi ro không giải quyết được rủi ro an ninh mạng và biến đổi khí hậu thì điều này có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động, kết quả tài chính và uy tín của công ty họ. Việc chuẩn bị và lập kế hoạch đối phó với các rủi ro không gian mạng và biến đổi khí hậu là cả vấn đề lợi thế cạnh tranh và khả năng phục hồi kinh doanh trong kỷ nguyên số hóa và sự nóng lên trên phạm vi toàn cầu”.

Thông tin thêm về những phát hiện của Allianz Risk Barometer 2020 có sẵn tại đây:

  • Top 10 rủi ro kinh doanh trên toàn cầu
  • Báo cáo đầy đủ
  • Kết quả của từng nước và từng lĩnh vực

Thông tin về Allianz Global Corporate & Specialty

Allianz Global Corporate & Specialty (AGCS) là một công ty bảo hiểm doanh nghiệp hàng đầu thế giới và là đơn vị kinh doanh chủ chốt của Allianz Group. AGCS cung cấp tư vấn rủi ro, giải pháp bảo hiểm tài sản-tai nạn và chuyển giao rủi ro thay thế cho một loạt các rủi ro thương mại, doanh nghiệp và đặc biệt trên 12 ngành, nghề kinh doanh chuyên dụng.

Khách hàng của AGCS rất đa dạng, từ các công ty có trong Danh sách Fortune Global 500 đến các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân. Trong số đó, không chỉ có các thương hiệu tiêu dùng lớn nhất thế giới, các công ty công nghệ, ngành hàng không và vận chuyển toàn cầu, mà còn có các nhà máy sản xuất rượu vang, nhà điều hành vệ tinh hoặc sản xuất phim Hollywood. Tất cả họ đều trông chờ vào AGCS để có câu trả lời thông minh cho những rủi ro lớn nhất và phức tạp nhất của họ trong môi trường kinh doanh đa quốc gia năng động và tin tưởng AGCS cung cấp trải nghiệm giải quyết khiếu nại, yêu cầu bồi thường một cách nổi bật, theo cách thấu tình đạt lý.

Trên phạm vi toàn cầu, AGCS hoạt động với các nhóm riêng của mình tại 33 quốc gia và thông qua mạng lưới Allianz Group và các đối tác tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 4.400 người. Là một trong những đơn vị bảo hiểm Tài sản-Thương vong lớn nhất của Allianz Group, AGCS được hỗ trợ bởi xếp hạng tài chính mạnh mẽ và ổn định. Năm 2018, doanh thu từ phí bảo hiểm trên toàn thế giới của AGCS đạt 8,2 tỷ euro.

Media OutReach Corporate News
Xây dựng Chính phủ điện tử: Chú trọng đảm bảo an toàn, an ninh mạng
Xây dựng Chính phủ điện tử: Chú trọng đảm bảo an toàn, an ninh mạng

Cuối tháng 11/2019, Hệ thống chia sẻ và giám sát thông tin phục vụ Chính phủ điện tử đã chính thức khai trương trong sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam lần thứ 12.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN