Hội nghị đã thu hút hơn 500 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp, doanh nhân xã hội trẻ cùng các quan chức chính phủ đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực tham dự. Tại đây, các đại biểu đã trao đổi ý tưởng, kinh nghiệm, hiểu biết và thông tin để góp phần gây ảnh hưởng đến các sáng kiến, chính sách liên quan đến tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo.
Được biết, do UNDP và Citi Foundation đồng khởi xướng vào năm 2017 , Youth Co: Lab được thành lập nhằm nâng cao năng lực và đầu tư cho thanh niên, từ đó giúp họ đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc thông qua khả năng lãnh đạo, đổi mới xã hội và khởi nghiệp. Trong hai năm qua, Dự án Youth Co: Lab đã thu hút hơn 48.000 người tham gia, mang lại lợi ích cho hơn 2.500 doanh nhân xã hội trẻ; giúp khởi động hoặc cải thiện gần 500 doanh nghiệp xã hội tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Theo Báo cáo Phát triển con người châu Á Thái Bình Dương 2016, hơn 50% sốthanh niên trên thếgiới hiện đang sống ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và có 1,7 tỷ người dưới độ tuổi 25. Trong sốđó, gần 71 triệu thanh niên, (có tuổi đời từ 15 đến 24) đang thất nghiệp (chỉ riêng ở châu Á – Thái Bình Dương có gần 33 triệu) và gần 220 triệu người trẻ không được học hành và làm việc, tạo ra một cuộc khủng hoảng, đòi hỏi phải có giải pháp cấp bách.
Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị có bà Valerie Cliff, Phó tổng giám đốc UNDP khu vực châu Á – Thái Bình Dương; bà Brandee McHale, Chủ tịch Quỹ Citi, kiêm trưởng bộ phận công dân doanh nghiệp của Citi; bà Caitlin Wiesen, Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam; ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ; ông Phạm Hồng Chương, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tếquốc dân.
Với vai trò điều phối, bà Valerie Cliff cho biết, một trong những nhiệm vụ của UNDP là đoàn kết tất cả trong một hệ sinh thái chung, kết nối thanh niên với các chính phủ và các doanh nghiệp để nhân rộng quy mô tác động của dự án. Bà Brandee McHale nhấn mạnh: “Chỉ bằng cách kết hợp nhiều đối tác đa dạng từ cả khu vực công và tư, các nhóm hoạt động xã hội, xã hội dân sự và nhiều đơn vị nữa, chúng ta mới có thể hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững”.
Ông Trần Văn Tùng nhận định, trong bối cảnh hội nhập và phát triển toàn cầu hiện nay, khởi nghiệp và đổi mới đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết những khó khăn và thách thức toàn cầu cũng như đạt được sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia cũng như trên toàn thếgiới.