Bình quân tiền lương được hưởng khi về hưu tính thế nào?

Bà Đào Phương Dung 47 tuổi, bắt đầu đi làm từ tháng 6/1992, hiện làm việc tại Công ty cổ phần 51% vốn Nhà nước, đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 25 năm liên tục. Tháng 6/2016 Công ty thoái vốn, tinh giản biên chế nên bà Dung muốn xin nghỉ hưu trước tuổi. Bà Dung hỏi, bà có được tính lương bình quân năm cuối theo quy định không?

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 62 Luật BHXH năm 2014, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần như sau:

"1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Tham gia BHXH trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c) Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d) Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e) Tham gia BHXH từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

g) Tham gia BHXH từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định tại Khoản 1 Điều này".

Hiện nay, BHXH Việt Nam chưa có thông tin về quá trình đóng BHXH của bà nên chưa đủ căn cứ để trả lời câu hỏi của bà, đề nghị bà liên hệ với cơ quan BHXH địa phương

Chinhphu.vn
Tính lương hưu thế nào khi làm việc ở cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân?
Tính lương hưu thế nào khi làm việc ở cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân?

Bạn đọc báo Tin Tức đặt câu hỏi: nếu người lao động vừa làm doanh nghiệp (DN) nhà nước và DN tư nhân, cách tính lương hưu sẽ như thế nào?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN