Ngày 27/ 8/ 2014, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Quyết định số 1836/QĐ-BTNMT, cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học (ATSH) cho ngô biến đổi gen (BĐG) mang sự kiện MON 89034 kháng sâu bộ cánh vảy của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam, thuộc tập đoàn Monsanto.
Ngô biến đổi gen có thể góp phần làm thay đổi diện mạo nền nông nghiệp. |
Bước tiến lớn
Giấy chứng nhận an toàn sinh học được Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định ban hành sau quá trình đánh giá, thẩm định kỹ lưỡng, khoa học của Tổ chuyên gia và Hội đồng an toàn sinh học theo đúng trình tự, thủ tục đã được quy định tại các văn bản quản lý nhà nước về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen. Quy trình thẩm định này cũng tuân thủ các chuẩn mực về đánh giá hồ sơ và chứng nhận an toàn sinh học đã được tiến hành trên thế giới.
MON 89034, bản quyền thuộc tập đoàn Monsanto, là sự kiện ngô biến đổi gen đầu tiên và duy nhất được Bộ TNMT cấp giấy chứng nhận ATSH, tính đến thời điểm này.
Trước khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học tại Việt Nam, sự kiện MON 89034 đã được cấp phép phóng thích vào môi trường tại 8 quốc gia trên thế giới, bao gồm: Canada (2008), Hoa Kỳ (2008), Nhật Bản (2008), Brazil (2009), Ác hen ti na (2010), Nam Phi (2010), Phillipines (2010) và Honduras (2010).
Trước đó, sự kiện MON 89034 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Như vậy MON 89034 cũng là sự kiện ngô BĐG đầu tiên và duy nhất nhận được đầy đủ hai Giấy chứng nhận ATSH và An toàn thực phẩm & thức ăn chăn nuôi tính đến thời điểm này.
Như vậy, sau quyết định Cấp Giấy chứng nhận An toàn Thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, quyết định phê chuẩn về an toàn sinh học của Bộ Tài Nguyên và Môi trường đánh dấu một bước tiến quan trọng tiếp theo của Việt Nam trong tầm nhìn ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học trong nông nghiệp và giúp nông dân đến gần hơn với các công nghệ tiên tiến hàng đầu trên thế giới.
Sự kiện MON 89034 với sự biểu hiện của 2 protein Cry1A.105 và Cry2Ab2 mang đặc tính kháng đối với một số loài sâu hại bộ cánh vảy (Lepidoptera) như sâu đục thân (Ostrinia furnacalis), sâu đục bắp (Helicoverpa armigera) và sâu khoang (Spodoptera litura). Báo cáo đánh giá rủi ro của ngô biến đổi gen mang sự kiện MON 89034 đối với môi trường và đa dạng sinh học đã được Công ty TNHH Dekalb Việt Nam xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứuđã được chứng minh làan toàn sinh học trên thế giới và các số liệu qua các vụ khảo nghiệm hạn chế, khảo nghiệm diện rộng đối vớ sự kiện MON 89034trong điều kiện thực tế tại Việt Nam (kết quả khảo nghiệm đã được Bộ NN&PTNT chứng nhận đạt yêu cầu). |
Quyết định ứng dụng công nghệ sinh học (cụ thể là cây trồng biến đổi gen) trong nông nghiệp thể hiện tầm nhìn chiến lược và tính đúng đắn của Chính phủ Việt Nam, hướng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững và lợi ích của người nông dân khi được tiếp cận với các công nghệ hàng đầu trên thế giới. Các giải pháp công nghệ sinh học về quản lý cỏ dại và bảo vệ cây trồng khỏi sâu hại ứng dụng trên cây trồng đã được bảo chứng là mang lại các tác động tích cực đối với kinh tế, xã hội và môi trường tại rất nhiều quốc gia hiện đang canh tác.
Hành trình đúng
Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện mỗi năm Việt Nam phải chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu ngô phục vụ nhu cầu tăng mạnh của ngành chăn nuôi trong nước, chủ yếu từ các quốc gia canh tác ngô BĐG. Các quyết định xem xét và cấp phép cho các sự kiện BĐG của Bộ NN&PTNT và Bộ TNMT trong thời gian vừa qua đã thể hiện mạnh mẽ quyết tâm của Chính Phủ Việt Nam trong việc nhanh chóng giải quyết triệt để thực trạng này đồng thời trao cơ hội cho nông dân Việt tiếp cận với các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Ứng dụng cây trồng BĐG đã được chứng minh đem lại hiệu quả kinh tế xã hội môi trường tích cực đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Từ năm 1996 đến 2012, cây trồng BĐG đã đem lại hơn 100 tỷ USD lợi ích kinh tế lũy kế cho toàn cầu và góp phần giảm 503 triệu kg thuốc trừ sâu nhờ công nghệ kháng sâu – công nghệ vừa chính thức được cấp phép ATSH tại Việt Nam.
Tại Tây Ban Nha, sau 15 năm ứng dụng ngô mang sự kiện BĐG gen kháng sâu đục thân thế hệ đầu MON 810 đã giúp quốc gia này giảm thiểu gánh nặng nhập khẩu ngô nhờ tăng sản lượng ngô hạt thêm hơn 850 nghìn tấn và giảm 662.937 tấn khí CO2 phát thải vào môi trường.
Báo cáo đánh giá rủi ro của ngô biến đổi gen mang sự kiện MON 89034 đối với môi trường và đa dạng sinh học đã được Dekalb Việt Nam xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu đã được chứng minh là an toàn sinh học trên thế giới và các số liệu qua các vụ khảo nghiệm hạn chế, khảo nghiệm diện rộng đối với sự kiện MON 89034 trong điều kiện thực tế tại Việt Nam (kết quả khảo nghiệm đã được Bộ NN&PTNT chứng nhận đạt yêu cầu). |
Mặc dù Việt Nam khởi động sau các nước đầu tiên ứng dụng công nghệ này gần 20 năm, nhưng lại đang thực sự có cơ hội “đi tắt đón đầu” trong ứng dụng công nghệ nông nghiệp tiên tiến này. MON 89034 là sự kiện BĐG kháng sâu hại bộ cánh vảy thế hệ thứ hai mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn các sự kiện BĐG kháng sâu thế hệ đầu – thế hệ đã được chứng minh đem lại nhiều lợi ích cho nông dân và nền nông nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới. Công nghệ gen cải tiến này giúp cây trồng có thể kiểm soát đồng thời ba loại sâu hại chủ yếu trên cây ngô đó là sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis), sâu đục bắp (Helicoverpa armigera) và sâu khoang (Spodoptera litura).
Quan trọng hơn, MON 89034 còn giúp tăng cường hiệu quả kiểm soát hơn sự hình thành tính kháng ở côn trùng chủ đích về lâu dài nhờ tác động “cộng gộp” trong kiểm soát sâu hại. Nông dân Việt Nam đang ngày một tiến gần hơn đến thời điểm được làm chủ công nghệ giúp họ cởi bỏ bớt nỗi lo về thiệt hại năng suất do sâu hại cũng như các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nhờ giảm thiểu phơi nhiễm với thuốc trừ sâu.
A.M