Cách phòng và xử trí khi bị kiến ba khoang đốt

Gần đây, người dân tại Thừa Thiên Huế, TPHCM và Hà Nội liên tục bị loài kiến ba khoang tấn công và gây bệnh, khiến mọi người lo lắng. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia về cách phòng và xử trí khi bị kiến ba khoang đốt.

Tiến sĩ Phạm Thị Khoa, khoa Hóa thực nghiệm, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương cho biết, kiến ba khoang là loại côn trùng này rất đặc biệt: thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2 cm, ngang 2-3 mm), nhiều màu sắc khác nhau, nhìn giống con kiến. Do đó, người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong...



Kiến ba khoang là "thủ phạm" gây phiền toái cho người dân. Nguồn: Internet.


Vào thời điểm này tại miền Bắc là mùa các loài côn trùng đang phát triển nên kiến ba khoang xuất hiện nhiều hơn. Gần đây, kiến ba khoang xuất hiện nhiều lên có thể vì loài kiến này ăn rầy nâu, nhưng nguồn thức ăn này không còn phong phú nữa. Vì người dân phun hóa chất bừa bãi, nên rầy nâu kháng thuốc rất nhiều, dẫn đến số lượng kiến ba khoang cũng nhiều lên.

Đặc điểm của côn trùng là thích ánh sáng xanh nên kiến ba khoang thường tập trung vào khu vực có ánh đèn. Để phòng tránh kiến ba khoang, gia đình nên dùng lưới chống muỗi, côn trùng, quanh nhà có thể đặt các cây đuổi côn trùng như sả, dạ hương… Vệ sinh xung quanh khu dân cư, phát quang bụi cây, cỏ dại quanh nhà. Ban đêm tắt bớt các bóng đèn không cần thiết.

Trước khi ngủ cần quét lại nhà để sạch nền nhà và mắc màn ngủ tránh côn trùng có điều kiện tiếp xúc. Riêng ở khu khu chung cư nên bố trí hệ thống đèn hợp lý, chỗ xa nhà nên bố trí ánh đèn mạnh để thu hút côn trùng, càng đến gần nhà thì dùng ánh sáng dịu, đỏ, vàng.

Với mật độ kiến ba khoang nhiều, dùng thuốc FENDONA 10SC(Alpha permethrin 10%), pha với nồng độ 70ml/8 lít nước, phun tồn lưu trên vách tường trong và ngoài nhà có tác dụng xua và diệt chúng.

Theo các chuyên gia da liễu, để phòng các nốt ngứa, phản ứng, sưng tấy do loài côn trùng này gây ra, khi có tiếp xúc vùng da với kiến ba khoang cần rửa thật sạch bằng xà phòng. Lưu ý, không được chà xát làm vây bẩn độc tố của chúng ra vùng da nhiều nơi, vì độc tố của chúng có thể gây tổn thương da lan tỏa.

Khi bị kiến ba khoang đốt, rửa sạch vết đốt với xà phòng, sau đó có thể bôi bằng hồ nước, các thuốc có chứa corticoid chỉ định cho các loại côn trùng đốt. Khi da bị tổn thương phồng rộp, hay sang thương loét có thểrửa bằng thuốc tím (KMnO4), thuốc xanh Metylen lên vùng da, thuốc kem bôi có chứa corticosteroids như: Korcin; Betnovate; Betnovate-GM; Gentrisone.



Theo Suckhoedoisong.vn

Hà Nội đối phó với kiến ba khoang
Hà Nội đối phó với kiến ba khoang

Sau khi gây hại cho nhiều người dân tại Huế, Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh, kiến ba khoang lại tiếp tục “tấn công” ra Hà Nội, khiến cho nhiều người dân Hà Nội lo ngại. Đến nay, đã có hàng trăm người dân Hà Nội bị kiến ba khoang gây hại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN