Việc chụp cắt lớp chẩn đoán ung thư vú sớm mang lại nhiều lợi ích hơn là rủi ro đối với sức khỏe của phụ nữ. Nghiên cứu mới nhất này đã phần nào xoa dịu được tranh cãi lâu nay cho rằng chụp cắt lớp nhiều có thể gây rủi ro cho sức khỏe về lâu dài.
Hình ảnh chụp cắt lớp tuyến vú khoẻ mạnh. Ảnh: Internet |
Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Y học "The Lancet" số ra ngày 30/10, chụp cắt lớp để chẩn đoán ung thư sớm có thể cứu sống hàng nghìn phụ nữ mỗi năm, hoặc giúp người bệnh kéo dài sự sống nếu được phát hiện sớm. Nhóm nghiên cứu do Giám đốc Viện Ung thư quốc gia Anh Mike Richards dẫn đầu đã phân tích dữ liệu từ kết quả chụp cắt lớp sàng lọc ung thư vú định kỳ 3 năm/lần đối với 10.000 phụ nữ từ 50-70 tuổi tại Anh, kết quả cho thấy phương pháp này giúp giảm tới 20% tỷ lệ tử vong do ung thư vú nhờ phát hiện bệnh sớm (ngăn chặn khoảng 1.300 ca tử vong mỗi năm).
Mặc dù vậy, các nhà khoa học cho rằng phương pháp sàng lọc này vẫn có xác suất nhất định. Ngoài 1 người phát hiện mắc ung thư vú, ngăn chặn được 43 ca có nguy cơ tử vong trong số 10.000 phụ nữ trên 50 tuổi được mời tham gia chương trình chụp sàng lọc ung thư sớm tại Anh, vẫn có 129 trường hợp bị chẩn đoán sai. Hơn nữa, theo các nhà khoa học, chụp cắt lớp hiện vẫn được xem là phương pháp chẩn đoán khá tốn kém đối với đa số bệnh nhân.