Từ ngày 1/5/2013, Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ có hiệu lực, theo đó sẽ thay đổi một loạt chính sách liên quan trực tiếp tới người lao động, như chính sách liên quan đến chế độ nghỉ hưu, chế độ thai sản, lương tối thiểu…
Trao đổi về những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Bộ l uật Lao động (sửa đổi) lần này có một số nội dung liên quan trực tiếp đến quyền lợi người lao động và người sử dụng lao động. Nhiều chính sách đã đáp ứng một phần quyền lợi mà người lao động mong muốn, đồng thời chia sẻ khó khăn đối với người sử dụng lao động.
Cụ thể: Thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ trước và sau khi sinh con hiện nay là 4 tháng , theo Bộ luật Lao động (sửa đổi) được tăng lên là 6 tháng; nghỉ lễ, Tết từ 9 ngày được tăng lên thành 10 ngày.
Về tuổi nghỉ hưu, theo khoản 3 Điều 187, giao Chính phủ quy định một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài tuổi nghỉ hưu, trong đó có cán bộ quản lý, những người có trình độ cao và một số trường hợp đặc biệt. Như vậy sẽ đáp ứng phần nào việc sử dụng chất xám của những người có trình độ; góp phần giải quyết những v ấ n đề về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho trẻ em tiếp tục có cơ hội phát triển.
* Năm 2017: Mức lương tối thiểu đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu
Theo quy định của Bộ luật Lao động (sửa đổi), mức lương tối thiểu sẽ phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Tuy nhiên, sau nhiều lần điều chỉnh, mức lương tối thiểu vẫn chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của người làm công ăn lương.
Trả lời câu hỏi về cơ chế điều chỉnh lương tối thiểu để bảo đảm sát với thực tế cuộc sống người làm công ăn lương, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay mức lương tối thiểu của người lao động mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, như vậy hết sức khó khăn cho người lao động.
Chính vì vậy, Chính phủ đã giao cho Bộ L Đ-TB&XH nghiên cứu lộ trình tăng lương để bảo đảm đến năm 2015, mức lương tối thiểu phải bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động.
Tuy nhiên, phương án này khó thực hiện trong điều kiện kinh tế đang rất khó khăn. Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng đang rất khó khăn với việc trả lương cho người lao động theo mức lương tối thiểu hiện nay. Bộ L Đ-TB&XH đang xây dựng lộ trình, với tinh thần tích cực nhất , phấn đấu chậm nhất đến năm 2017, mức lương tối thiểu phải bảo đảm mức sống tối thiểu. Việc này còn chịu sự chi phối bởi khả năng phát triển kinh tế của đất nước, nếu vẫn khó khăn thì mục tiêu này cũng không dễ thực hiện.
* Xử lý nghiêm doanh nghiệp cố tình không đóng bảo hiểm xã hội
Thời gian vừa qua, câu chuyện nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp được đặc biệt quan tâm. Thực tế là một số người lao động khi chuyển công tác sang một đơn vị mới, nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội nữa, do đơn vị cũ nợ bảo hiểm xã hội của họ, gây thiệt thòi, bức xúc cho người lao động. Về vấn đề này, Bộ trưởng L Đ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định: Nợ đọng bảo hiểm xã hội là vấn đề Bộ hết sức quan tâm, vì đây là quyền lợi của người lao động.
Đến nay, số nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp đối với người lao động là khoảng 4.2 00 tỷ đồng, và đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động khi phải chốt sổ bảo hiểm, chuyển đi nơi khác.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền phân tích: Tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội có ba loại. Thứ nhất, có doanh nghiệp có khả năng đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động nhưng họ đã tận dụng nguồn này để phát triển sản xuất kinh doanh, chấp nhận chịu phạt nộp chậm bảo hiểm xã hội, vì theo quy định mức phạt chậm trả bảo hiểm xã hội còn thấp so với lãi suất vay ngân hàng. Thứ hai là có doanh nghiệp khó khăn trong kinh doanh nên không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội. Thứ ba là có doanh nghiệp đã thu của người lao động nhưng cố tình không đóng bảo hiểm xã hội vì cái lợi riêng của mình.
Bộ trưởng L Đ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền nhấn mạnh: Hướng xử lý đối với các đối tượng nợ đọng bảo hiểm xã hội cần phải được quy định rõ ràng trong thời gian tới. Đối với các doanh nghiệp quá khó khăn thì cần có các biện pháp hỗ trợ, cho phép chậm trả bảo hiểm xã hội. Với những doanh nghiệp có điều kiện đóng bảo hiểm xã hội nhưng cố tình chịu mức phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội để không phải chịu lãi suất ngân hàng , thì cần quy định mức phạt hành chính cao hơn.
Đối với các doanh nghiệp đã thu của người lao động nhưng cố tình không đóng bảo hiểm xã hội thì cần xử phạt nghiêm, theo hướng sắp tới khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội (sẽ trình Quốc hội vào cuối năm 2013), những doanh nghiệp cố tình không đóng bảo hiểm xã hội sẽ phải đưa vào một trong các tội hình sự.
Đối với người lao động, do doanh nghiệp không chốt sổ bảo hiểm nên khi người lao động chuyển đi nơi khác, nơi tiếp nhận sẽ tiếp tục cho người lao động đóng bảo hiểm xã hội và doanh nghiệp cũ phải thanh toán, để người lao động được nối tiếp bảo hiểm xã hội.
Nhằm giảm thiểu tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng , cần tăng cường tác động từ công tác tuyên truyền, trách nhiệm của doanh nghiệp, người lao động nhận biết được quyền lợi của mình.
Ngành LĐ-TB&XH cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức công đoàn trong việc giám sát chặt chẽ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động trong việc nộp bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, khi phát hiện các hành vi vi phạm thì cần kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình không đóng bảo hiểm xã hội.
Phúc Hằng