Ông Constancio cho rằng quy mô của thị trường chứng khoán Trung Quốc là không quá lớn và nhận định giờ hãy còn quá sớm để đánh giá tình hình hay hiểu một cách đầy đủ về những gì đã xảy ra. Ông nói thêm rằng những lo ngại về sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc không ảnh hưởng đến tâm lý kinh doanh của các doanh nghiệp Đức.
Nhà đầu tư theo dõi bảng tỉ giá chứng khoán tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 25/8. Ảnh: AFP/TTXVN |
Phát biểu của ông Vitor Constancio đưa ra sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, Ngân hàng trung ương) quyết định hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế đang trì trệ và thị trường chứng khoán tuột dốc mạnh từng đã gây "huyên náo" trên các thị trường tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, sau "ngày thứ Hai đen tối" 24/8, thị trường chứng khoán châu Á đã phần nào gượng dậy khi mở cửa phiên giao dịch ngày hôm nay (26/8) với sắc xanh bao phủ sàn chứng khoán Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) và Nhật Bản.
Chỉ số chứng khoán Trung Quốc phiên này cũng vẫn tiếp tục "đỏ sàn", song mức giảm đã "nhẹ" đi khá nhiều, trong lúc màu xanh là gam màu chính trên phần lớn các thị trường còn lại trong khu vực.
FED có thể chưa sớm tăng lãi suất do thị trường thế giới biến động Trước các dấu hiệu phục hồi khá mạnh của kinh tế Mỹ thời gian qua, nhiều nhà quan sát dự đoán Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED, Ngân hàng trung ương) sẽ tiến hành tăng lãi suất lần đầu tiên trong tháng Chín tới. Tuy nhiên, những biến động mạnh trên các thị trường toàn cầu gần đây đang khiến cho viễn cảnh này có vẻ ngày càng xa vời hơn.
Thị trường chứng khoán thế giới vừa trải qua một một “ngày thứ Hai đen tối” trong phiên giao dịch ngày 24/8, với ba chỉ số chứng khoán chủ lực của Phố Wall là Dow Jones, Standard & Poor's 500 và Nasdaq Composite đều lao dốc xấp xỉ 4%.
Không ít chuyên gia phân tích nói rằng có thể Fed sẽ hoãn triển khai lộ trình tăng lãi suất, hiện đang ở mức thấp kỷ lục gần 0% kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008. Stephen Oliner, chuyên gia kinh tế thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ, nhận định khả năng Fed tăng lãi suất trong tháng Chín tới chỉ vào khoảng 20%.
Có khá nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc Fed có sớm tăng lãi suất hay không. Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers cho rằng động thái tăng lãi suất sẽ là một “lỗi nghiêm trọng”, ảnh hưởng đến những mục tiêu chính của Fed như ổn định giá cả và tài chính hay thúc đẩy thị trường lao động.
Trong lúc Chủ tịch chi nhánh của Fed tại Atlanta, Dennis Lockhart dự đoán lãi suất sẽ được tăng vào “một thời điểm nào đó trong năm nay” hơn là trong tháng sau.
Quan chức này cho rằng sự lao dốc của giá dầu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số lạm phát của Mỹ, đồng thời dự báo rằng xu hướng lạm phát từ nay đến cuối năm sẽ rất khó để xác định, trong bối cảnh những diễn biến phức tạp trên thị trường năng lượng sẽ tác động tới giá xăng và nhiều mặt hàng khác được tính trong chỉ số lạm phát cơ bản.
Feb đã phát đi tín hiệu rằng họ cần bằng chứng cho thấy lạm phát hướng tới mục tiêu 2% trước khi quyết định tăng lãi suất. Trước đó, kết quả một cuộc khảo sát được công bố ngày 24/8 của Hiệp hội quốc gia các nhà kinh tế kinh doanh (NABE) cho thấy đa số các chuyên gia kinh tế đều nhận định Fed sẽ tăng lãi suất trước cuối năm nay.
Chủ tịch NABE John Silvia nói hiện đang có nhiều chuyên gia kinh tế kỳ vọng rằng Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) sẽ nâng lãi suất trước cuối năm 2015. Từ giờ đến cuối năm 2015, Fed vẫn còn hai cuộc gặp định kỳ nữa vào các ngày 16-17/9 và 15-16/12.