Tối qua (4/6), hội nghị Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc tại Brussels (Bỉ) với chủ đề chính là cuộc khủng hoảng Ukraine và quan hệ với Nga. Tuy nhiên, tình hình căng thẳng tại Biển Đông cũng khiến các nhà lãnh đạo G7 đặc biệt quan tâm lo ngại. Điều này đã được thể hiện trong thông cáo chung sau hội nghị.
Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP |
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đại diện cho nước châu Á duy nhất trong nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 đã nhân hội nghị lần này kêu gọi các nước lớn thể hiện sự phản đối với mọi toan tính thay đổi hiện trạng bằng vũ lực trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Lãnh đạo Nhóm G7 cũng đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về những căng thẳng đang diễn ra ở khu vực này. Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh G7 nêu rõ, G7 phản đối bất kỳ bên nào đơn phương tìm cách tuyên bố chủ quyền thông qua hành động đe dọa, ép buộc hoặc vũ lực. Tuyên bố kêu gọi các bên tuân thủ luật pháp quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng các hành động đơn phương trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, trong đó có việc hạ đặt trái phép giàn khoanHải Dương 981trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên Biển Đông.
Một điểm chú ý khác của Hội nghị G7 lần này đó là lần đầu tiên kể từ 17 năm qua G7 họp mà không có Nga, do Nga đã bị đình chỉ tư cách tham gia vì sáp nhập Crimea.
Các nhà lãnh đạo G7 nhất trítiếp cận cuộc khủng hoảng tại Ukraine theo ba hướng: Trước hết là ủng hộ Ukraine về mặt kinh tế, thứ hai là tiến hành các cuộc đàm phán với Nga và thứ ba nếu các vấn đề nêu ra ở trên không có tiến triển G7 và EU sẽ cân nhắc về các biện pháp trừng phạt tiếp theo.
Video G7 ra tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc :
Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.
VTV