Hỗ trợ đồng bào bảo tồn, phát triển nghề thủ công

Giữa tháng 9 vừa qua, Craft Link đã triển khai chương trình khảo sát một số nhóm dân tộc thiểu số tại địa bàn xã Y Tý thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; nhằm lập kế hoạch cho các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất hàng thủ công của đồng bào, sẽ thực hiện trong tương lai.

Mũ trẻ em dân tộc Hà Nhì được khâu và trang trí rất công phu. Mũ thiết kế theo kiểu hình bồ đài, được ghép từ nhiều mảnh vải nhỏ, chiếc mũ nổi bật bởi màu sắc sặc sỡ nhờ những miếng bạc trắng hình tròn được khảm hoa văn hình ngôi sao, tam giác, sóng lượn. Xen kẽ các miếng bạc trắng là chuỗi hạt cườm đính các tua len có nhiều màu sắc khác nhau. Trên đỉnh chóp đính chùm quả bông bằng len đỏ, xanh hoặc chùm quả lắc. Khi đội mũ, các miếng bạc, chuỗi hạt cườm, chùm quả bông đung đưa rất đẹp.


Trong chuyến khảo sát này, nhóm đã tìm hiểu thông tin về điều kiện sống, bản sắc văn hóa và các kỹ thuật làm hàng thủ công truyền thống của dân tộc Hà Nhì.

Đồng bào Hà Nhì ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là tộc người sống gần gũi với thiên nhiên. Có lẽ vì thế mà trang phục của họ thường mang sắc xanh vùng núi rừng Tây Bắc. Từ xưa tới nay, người Hà Nhì vẫn nổi tiếng về việc chịu thương, chịu khó. Ngoài việc trồng lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang, họ còn tự tay trồng bông, dệt vải để thêu dệt ra những bộ trang phục đặc trưng của những chàng trai, cô gái dân tộc mình.

Trang phục của phụ nữ Hà Nhì nổi bật với những đường viền lượn cong như sóng nước và mây vờn. Những bông hoa được làm thủ công bằng bạc nổi bật lên trên nền xanh đen của bộ áo. Những chiếc khuy vải cũng được tạo hình bông hoa để liên kết mảnh yếm lại.


Vải do đồng bào Hà Nhì dệt ra thường rất bền, do kỹ thuật dệt được nhuộm chàm nhiều lần. Phần đông người Hà Nhì có thể tự túc được vải mặc. Phụ nữ Hà Nhì không chỉ giỏi nghề dệt, mà còn giỏi nghề đan lát và chiếc nón giang của đồng bào chính là biểu tượng quen thuộc của nghề này.

pPhụ nữ Hà Nhì rất quan tâm đến cánh tay áo, họ tập trung thêu những họa tiết đặc trưng của dân tộc mình vào đây để tạo điểm nhấn cho chiếc áo.


Thông thường, một bộ trang phục của phụ nữ Hà Nhì cũng gồm đầy đủ mũ, áo, dây lưng và yếm. Nhưng điểm đáng chú ý
nhất của trang phục người Hà Nhì là chiếc mũ đội đầu. Đối với phụ nữ Hà Nhì, những chiếc mũ được tết bằng đuôi ngựa chạy ngang trên trán, tạo thành một đoạn tóc giả trang trí rất bắt mắt.

Giới thiệu với đồng bào về những dự án đã được triển khai, nhằm giúp đồng bào hiểu thêm về việc cần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc.


Còn mũ trẻ em thường có màu chàm, hình trụ thấp, mặt trên xẻ múi nhưng khá bằng phẳng và có đính nhiều đồng bạc trắng. Đồng bạc này thể hiện cho ước muốn giàu sang, no đủ và có tác dụng tránh gió độc. Mũ của bé trai có tua rua vải, màu sắc khá sặc sỡ. Mũ của trẻ gái thì diêm dúa hơn, bởi được đính thêm những dải hạt cườm đủ màu sắc.

Đồng bào Hà Nhì có nhiều bài hát ru, hát đối đáp nam nữ, hát đám cưới, hát đám ma, hát ngày Tết, hát mừng nhà mới, hát tiếp khách quý... Trẻ em Hà Nhì thích chơi các trò chơi đòi hỏi lòng dũng cảm, sự khéo léo như đấu vật, đuổi bắt, trốn tìm, chơi cù, đu quay…

Craft Link là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động với mục đích hỗ trợ các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm khuyết tật và các nhóm làng nghề truyền thống trong việc khôi phục truyền thống văn hóa, phát triển sản xuất hàng thủ công và tăng thêm thu nhập cho cộng đồng. Tổ chức này hoạt động với mục đích giúp bảo tồn, phát triển các kỹ năng và nền văn hóa truyền thống của các nhóm dân tộc thiểu số; đồng thời nâng cao nhận thức của công chúng về các nhóm sản xuất và sản phẩm thủ công của đồng bào dân tộc.


Bài: Anh Minh
Ảnh: Craft Link


Đẩy mạnh thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đẩy mạnh thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 25/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử và Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng đã ký Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2014 - 2020.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN