Nga cắt một nửa lượng khí đốt bán cho Slovakia

Nga đã cắt giảm tới 50% lượng khí đốt cung cấp cho Slovakia qua các đường ống ở Ukraine. Thông tin trên đã được Thủ tướng Slovakia Robert Fico khẳng định trong cuộc họp báo ngày 1/10.

Trước đó, ngày 2/9, Slovakia đã khánh thành tuyến đường ống Vojany-Uzhgorod nhằm vận chuyển khí đốt từ Liên minh châu Âu (EU) đến Ukraine tại Velke Kapusany, miền đông nước này. Ảnh: THX-TTXVN


Thủ tướng Robert Fico nhấn mạnh tập đoàn khí đốt Utility-SPP của Slovakia đã xác nhận sự sụt giảm trên tại Baumgarten - trạm bơm khí đốt quan trọng nhất ở Trung Âu trong ngày 1/10.

Tuy nhiên, ông Fico tuyên bố việc Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt trên sẽ không ảnh hưởng nhiều tới Slovakia vì tập đoàn SPP vẫn có thể kiểm soát được mức tiêu thụ hàng ngày của các khách hàng ở Slovakia, từ các hộ gia đình cho đến các tập đoàn công nghiệp.

Cách đây một tuần, người đứng đầu Chính phủ Slovakia tuyên bố nước này đã có được nguồn cung khí đốt ngược chiều từ hai nhà cung cấp gồm CH Séc và Áo. Ông Fico cho biết những người dân Slovakia được bảo đảm về vấn đề khí đốt và bày tỏ tin tưởng rằng nước này có thể nhập khẩu lượng khí đốt lên tới 15-16 tỷ m3 hàng năm từ các nước phương Tây, một lượng lớn gấp 3 lần so với nhu cầu khí đốtSlovakia đang cần.

Theo Bộ trưởng Kinh tế Slovakia Pavol Pavlis, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga giải thích việc giảm cung cấp khí đốt cho Slovakia là do vấn đề kỹ thuật và nó cũng ảnh hưởng tới cả với châu Âu.

Đầu tháng 9 vừa qua, Slovakia đã khánh thành tuyến đường ống có khả năng vận chuyển khí đốt ngược từ Liên minh châu Âu (EU) đến Ukraine, ước tính có thể cung cấp 20% lượng tiêu thụ khí đốt hàng năm của quốc gia Đông Âu này trong bối cảnh chính quyền Kiev đang tìm cách đối phó với việc Nga ngừng cung cấp khí đốt trước mùa Đông. Theo các nhà phân tích, đây có thể là nguyên nhân khiến Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt cho Slovakia.

Trước đó, ngày 10/9, Tập đoàn khí đốt PGNiG của Ba Lan cũng thông báo Tập đoàn Gazprom của Nga đã cắt giảm tới 24% lượng khí đốt bán cho nước này trong bối cảnh căng thẳng gia tăng liên quan tới cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine.

Nga là nhà cung cấp năng lượng lớn nhất cho EU với tổng lượng cung ứng chiếm đến hơn 30% nhu cầu dầu mỏ và khí đốt của EU. Việc có đến gần 50% lượng khí đốt của Nga cung cấp cho EU được trung chuyển qua Ukraine đã dẫn đến một thực tế là nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Kiev, EU sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.


TTXVN/Tin tức
Nga, Ukraine đàm phán khí đốt
Nga, Ukraine đàm phán khí đốt

Với Liên minh châu Âu đóng vai trò trung gian, Nga và Ukraine ngày 26/9 bắt đầu cuộc đàm phán tại Đức để giải quyết tranh cãi về khí đốt kéo dài bấy lâu nay trước khi mùa đông tới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN