Hộ nông dân ở thôn Đồng Tâm, xã Dực Yên, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) được hỗ trợ vay vốn nuôi gà Tiên Yên phát huy hiệu quả kinh tế. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN |
Trong đó dư nợ tín dụng thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch Chính phủ giao đạt 148.960 tỷ đồng, hoàn thành 71% kế hoạch, với gần 6,8 triệu người nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, dư nợ bình quân 25 triệu đồng/hộ.
Vốn tín dụng chính sách góp phần hỗ trợ và tạo việc làm cho trên 105 nghìn lao động, trong đó gần 1,5 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; gần 11,8 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 714 nghìn công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; gần 9,6 nghìn nhà ở cho hộ nghèo...
Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Nam Định làm thủ tục giải ngân cho người dân vay vốn phát triển sản xuất. Ảnh: Văn Đạt/TTXVN |
Đáng chú ý, chất lượng tín dụng chính sách không ngừng được củng cố, nâng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh hiện nay chỉ chiếm 0,82% tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,43%.
Nhấn mạnh về nhiệm vụ kiểm soát, bảo đảm chất lượng tín dụng những tháng cuối năm, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Dương Quyết Thắng yêu cầu các đơn vị tiếp tục tập trung chỉ đạo việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống, đặc biệt đối với các Chi nhánh có chất lượng tín dụng còn thấp, chưa ổn định cần thực hiện tốt việc thu hồi các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, lãi tồn đọng.
Tổng giám đốc Dương Quyết Thắng cũng yêu cầu toàn hệ thống tăng cường công tác củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, nghiêm túc thực hiện lịch giao dịch tại xã. Cùng với đó, thực hiện tốt công tác quản lý và xử lý nợ rủi ro; tiếp tục thực hiện chương trình kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề và phúc tra các Chi nhánh tỉnh, thành phố.