Bác Ái (Ninh Thuận) là một trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước, với hơn 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong thời gian qua, huyện đã được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án, đặc biệt là các dự án của Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; nhờ đó đã tạo điều kiện cho Bác Ái vững bước đi lên.Kiểm tra cây giống trước khi mang đi trồng rừng ở huyện Bác Ái. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN. |
Xác định nông nghiệp là ngành sản xuất chính, huyện Bác Ái đã lồng ghép các nguồn vốn đầu tư khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
Thực hiện các chính sách dân tộc đặc thù trên địa bàn dân tộc thiểu số, 5 năm qua, huyện Bác Ái đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, các công trình văn hóa, xã hội, nước sinh hoạt, xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ đó, đời sống của đồng bào đã dần ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo. Tỷ lệ hộ nghèo từ 46% năm 2008, giảm còn ,1% năm 2013. |
Huyện cũng đầu tư đối với lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, dạy nghề, giải quyết việc làm và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới.
Đến nay, tổng diện tích gieo trồng của huyện hàng năm đạt hơn 10.750 ha, tăng 2.250 ha so với năm 2008. Năng suất lúa, ngô tăng dần, từ 2,5 tấn/ha năm 2008, lên 4 tấn/ha năm 2014.
Trong 5 năm qua, toàn huyện đã xây dựng được mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, sản xuất lúa giống cao sản, cho năng suất hơn 5,5 tấn/ha; đồng thời phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm cùng sở thích và các trang trại, gia trại gắn với sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả, giúp nông sản của bà con có đầu ra ổn định. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN. |
Các chương trình vay vốn ưu đãi, chương trình 135, ngân hàng bò, tam nông… đã góp phần đưa đàn gia súc của huyện từ 22.000 con (năm 2008) lên hơn 34.000 con (năm 2014).
Chính sách đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cũng được huyện triển khai hiệu quả, với hơn 5.140 lao động được dạy các nghề trồng trọt, chăn nuôi - thú y, xây dựng, sửa chữa máy nổ - xe máy, may công nghiệp, đan lát. Hơn 2.830 lao động sau khi học nghề đã có việc làm ổn định.
Đức Anh