Cũng như đồng bào Mông ở nhiều địa phương khác, đồng bào Mông ở xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mộc Châu, tỉnh Hòa Bình, ăn Tết truyền thống bắt đầu từ mồng 1/12 Âm lịch và kéo dài đến hết tháng. Giống như nhiều dân tộc khác, ngày Tết cổ truyền là dịp đồng bào Mông thể hiện sâu đậm tình đoàn kết, bản sắc văn hóa và đời sống tâm linh.
Ngày 30, các gia đình đồng bào Mông ở Hang Kia, Pà Cò thường làm bánh dày. Chiếc bánh dày của họ cũng có ý nghĩa và tầm quan trọng như bánh chưng trong ngày Tết của người Kinh. |
Các hộ gia đình ở đây thường mổ một con lợn để chuẩn bị mâm cơm chiều 30, bữa ăn đoàn viên trong gia đình.
|
Cũng trong ngày 30, người chủ gia đình làm nghi lễ xua đuổi tà ma, những điều không tốt của một năm cũ.
|
Sau đó bầy biện ban thờ tổ tiên, gồm 3 chiếc bánh dày, 3 chén rượu, thắp 3 nén nhang. Đèn thắp sáng ban thờ bằng mỡ lợn. Góc nhà được trang trí một cành đào, dụng cụ sản xuất, săn bắn được niêm phong, không sử dụng trong 3 ngày ăn Tết.
|
Cắt tiết gà xong, thầy cúng nhổ 5 nhúm lông gà nhúng tiết để đính lên ban thờ mới được thay mới. |
Trước đây, trong bữa cơm đầu năm mới ngày mồng 1 của đồng bào Mông ở Hang Kia, Pà Cò là phụ nữ không được ăn cùng mâm với đàn ông trên nhà, mà chỉ được ăn ở bếp, hủ tục này đã được xóa bỏ. Trong 3 ngày Tết đầu tiên, đồng bào Mông chỉ ăn thịt, chủ yếu là thịt lợn, gà. Tuyệt đối ăn cơm không có nước canh, vì theo phong tục của họ, đầu năm mới ăn cơm chan canh, thì năm đó mùa màng bị mưa lũ sẽ thất thu… Đặc biệt, họ không mua bán, tiêu tiền đầu năm, với tín ngưỡng để giữ lại của cải, tiền bạc trong nhà.
|
Bước sang ngày mùng 2, các thôn bản ở Hang Kia, Pà Cò, trẻ em tung tăng trong trang phục truyền thống sặc sỡ đi chơi. |
Các hoạt động vui xuân như ném pao, đánh cù, biểu diễn khèn Mông... kéo dài cả tháng. |
Chùm ảnh: Thanh Hà