Phát biểu tại hội thảo, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: Việc sửa đổi Luật Công đoàn sau 10 năm triển khai là cần thiết phù hợp với tình hình mới.
Luật Công đoàn tạo hành lang pháp lý quan trọng cho Công đoàn Việt Na thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Tuy nhiên quá trình triển khai có những bất cập với tình hình mới như đối tượng, phạm vi điều chỉnh còn hẹp so với sự phát triển nhanh, đa dạng của lực lượng lao động và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động.
Hệ thống tổ chức, việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa cấp uỷ địa phương với tổ chức Công đoàn và tổ chức công đoàn về công tác tổ chức, cán bộ chưa thật rõ, còn chồng chéo và chưa hợp lý. Các quy định đảm bảo công khai, minh bạch tài chính công đoàn chưa rõ ràng, cụ thể.
Đán chú ý, phần đóng góp kinh phí công đoàn, tại khoản 2, Điều 26 quy định: Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Tuy nhiên, thực tiễn việc hiện hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 cho thấy cần xem xét, bổ sung vào dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi nội dung quy định về miễn, giảm kinh phí công đoàn trong các trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến không có khả năng đóng kinh phí công đoàn.