Đàn voọc gáy trắng xuất hiện gần khu dân cư ở Quảng Bình

Trong những ngày qua, tại bản Khe Cát, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, một đàn voọc gáy trắng quý hiếm liên tục xuất hiện gần khu vực dân cư sinh sống.

Chú thích ảnh
Những cá thể voọc gáy trắng được phát hiện đầu tiên vào năm 2012, khi đó đàn voọc chỉ có 10 cá thể sinh sống trên lèn đá Thiết Sơn, huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình). Ảnh: TTXVN phát

Anh Nguyễn Văn Tráng, trú tại xã Trường Sơn cho biết: Đàn voọc gáy trắng có hơn 30 con. Chúng thường xuất hiện ở khu núi đá cạnh đường Hồ Chí Minh, sát nhà người dân và điểm trường Tiểu học của bản Khe Gát.

Thấy đàn voọc gáy trắng xuất hiện, nhiều người dân đã dùng điện thoại quay lại nhưng do cấu hình điện thoại thấp nên chất lượng không được rõ nét.

Theo người dân ở bản Khe Gát, đàn voọc này xuất hiện ở đây một vài lần và khá thân thiện, có lúc chúng xuống sát hàng rào của điểm trường Tiểu học của bản.

Ông Nguyễn Văn Long, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cho biết, vừa nắm được thông tin và đã cử cán bộ kiểm tra, theo dõi để có kế hoạch bảo vệ đàn voọc gáy trắng không bị xâm hại theo quy định. Chi cục đã chuẩn bị kế hoạch để truyền truyền đến người dân xã Trường Sơn, giúp mọi người có thêm ý thức trong việc chung tay hành động và lan tỏa thông điệp về bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn những loài động vật hoang dã, trong đó có voọc gáy trắng.

Voọc gáy trắng, còn gọi là voọc Hà Tĩnh, có tên khoa học Trachypithecus hatinhensis, thuộc loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, nhóm IB, thuộc danh mục các loài được ưu tiên bảo vệ.

Mạnh Thành (TTXVN)
Bảo vệ loài Voọc xám quý hiếm
Bảo vệ loài Voọc xám quý hiếm

Tại Nghệ An, thực hiện Dự án “Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các Khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam”, Đoàn điều tra, giám sát phối hợp của Ban Quản lý Vườn quốc gia Pù Mát, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đã quan trắc và xác nhận có 6 cá thể loài Voọc xám (chưa xác định được cấu trúc tuổi, cấu trúc giới tính của quần thể) trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN