Hỗ trợ cho hơn 24,2 triệu lượt người khó khăn với trên 21,8 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết

Chiều 15/10, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tổ chức hội nghị trực tuyến đôn đốc thực hiện hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động theo Nghị quyết . Theo báo cáo của 63 Sở LĐTB&XH các tỉnh, thành phố, tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết , Quyết định 23 là trên 21,8 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho 24,26 triệu lượt đối tượng.

Chú thích ảnh
Trao tiền hỗ trợ cho người bán vé số tại thành phố Cần Thơ. Ảnh: TTXVN phát

Tại 23 tỉnh, thành phố phía Nam, đã hỗ trợ 16,8 triệu đối tượng (chiếm 69,5% toàn quốc) với tổng số tiền 17,75 nghìn tỷ đồng (chiếm 80% toàn quốc)

Riêng TP Hồ Chí Minh đã chi 10,13 nghìn tỷ đồng hỗ trợ 9,41 triệu lượt đối tượng. Một số địa phương có tổng kinh phí hỗ trợ cao là Bình Dương (1.965 tỷ đồng), Hà Nội (1.641,7 tỷ đồng), Đồng Nai (1.143,8 tỷ đồng), Bà Rịa - Vũng Tàu (986 tỷ đồng).

Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH cho biết, quá trình triển khai Nghị quyết số /NQ-CP và Quyết định số 23, có một số quy định chưa thực sự phù hợp với thực tiễn. Bộ đã phối hợp với các Bộ, ngành trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 8/10/2021 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết /NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Về dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 23/QĐ-TTg, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết: “Bộ đã xây dựng dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Bộ Tư pháp đang tiến hành thẩm định, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong tuần sau. Quyết định sửa đổi sẽ tiếp tục đơn giản hóa quy trình thủ tục hồ sơ hơn nữa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thụ hưởng chính sách”.

Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết, trong tuần tới, Bộ LĐTB&XH sẽ thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá việc triển khai Nghị quyết , đặc biệt là việc rà soát, lập danh sách, phê duyệt và chi trả hỗ trợ, bảo đảm việc thực thi chính sách công khai, dân chủ, minh bạch, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức và hành động, không để xảy ra trường hợp trục lợi chính sách. Thứ trưởng cũng đề nghị, các địa phương khẩn trương quán triệt Nghị quyết số 126/NQ-CP sửa đổi Nghị quyết số để ngay khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi Quyết định số 23 sẽ triển khai thực hiện ngay các chính sách, đề cao tính chủ động, linh hoạt của từng địa phương.

Ngoài các chính sách hỗ trợ của Trung ương, các địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ đặc thù, phù hợp với điều kiện của địa phương, để có thêm nguồn hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn và công nhân lao động nhằm bảo đảm cho người dân duy trì cuộc sống.

XM/Báo Tin tức
Kết nối các phiên giao dịch trực tuyến, thông tin về thị trường lao động
Kết nối các phiên giao dịch trực tuyến, thông tin về thị trường lao động

Các sàn giao dịch việc làm địa phương đang đẩy mạnh việc kết nối giao dịch trực tuyến việc làm cho doanh nghiệp và người lao động. Dự báo nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ gia tăng khi các hoạt động kinh tế phục hồi sau khi các địa phương dần bỏ giãn cách xã hội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN