Kế toán viên đóng vai trò then chốt trong phát triển bền vững

Vai trò của những người hành nghề kế toán lại càng trở nên mang tính cốt lõi trong việc mô tả bức tranh hiện thực về các vấn đề đang xảy rađể từ đó có những giải pháp đúng đắn và thực chất nhất cho bài toán phát triển bền vững.

Quang cảnh hội thảo.

Trước những diễn biến gia tăng về vấn nạn môi trường đang rất được quan tâm tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Bộ Tài chính Việt Nam, Cơ quan Thương mại và đầu tư Vương quốc Anh (UKTI)  vàViện Kế toán Công chứng Anh và Xứ Wales- ICAEW, đã phối hợp thực hiện chuỗi hội thảo chuyên môn gắn liền với đề tài mang tính toàn cầu này với tên gọi: “Kế toán trong phát triển bền vững”, tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Chuỗi hội thảo nhằm đưa ra những góc nhìn và gợi mở cho doanh nghiệp hướng đi đúng đắn khi hoạch định chiến lược phát triển dài hạn.

Bà Đặng Thị Mai Trang - Trưởng đại diện ICAEW tại Việt Nam, phát biểu.

Sự kiện này cũng nằm trong chuỗi các hoạt động chuyên môn thường kỳ - International Thought Leadership Roadshow- của ICAEW tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu.

Ông Richard Spencer - Trưởng ban Phát triển bền vững của ICAEW toàn cầu.

Theo ông Richard Spencer –Trưởng ban Phát triển bền vững của ICAEW toàn cầu, vai trò của những người hành nghề kế toán lại càng trở nên mang tính cốt lõi trong việc mô tả bức tranh hiện thực về các vấn đề đang xảy rađể từ đó có những giải pháp đúng đắn và thực chất nhất cho bài toán phát triển bền vững. Ông Richard Spencer cho rằng: “Vai trò của kế toán viên là nắm bắt, báo cáo, truyền tải thông tin một cách chính xác, đáng tin cậy và có lợi cho quá trình ra quyết định, đồng thời đảm bảođể mọi người có thể tin tưởng thông tin đó. Nghề nghiệp kế toán có mặt ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh cũng như lĩnh vực công, và ICAEW vô cùng tin tưởng rằng nghề kế toán cầnphải gánh vác trách nhiệmđóng góp vào việc hiện thực hoá mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững, nhằm phục vụ lợi ích của cộng đồng.

Ông Richard Spencer cũng nhấn mạnh, những đơn vị chú trọng đến tính bền vững và khả năng tương thích với môi trường sẽ ngày càng nhận được đánh giá cao, và coi việc tích hợp vốn tự nhiên vào việc ra quyết định của doanh nghiệp là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá. Theo đó, có nhiều cách để thị trường cùng nhau hướng đến tính bền vững, bao gồm: đưa tính bền vững vào chiến lược của tập đoàn;Tổ chức chuỗi cung ứng hiệu quả theo tiêu chuẩn bền vững; Gắn kết cộng đồng và các bên liên quan; Khuyến khích người tiêu dùng tự nguyện sử dụng các vật liệu có thể tái chế; Xếp hạng và đánh giá các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực tương tự nhau; Có chính sách về thuế và trợ giá đúng đắn cho các sản phẩm/ công nghệ bền vững (xe điện…); Xúc tiến các chính sách và các chương trình thúc đẩy phát triển bền vững và cuối cùng là Khuyến khích phát triển các công ty lợi ích cộng đồng (CIC).


Là một tổ chức nghề nghiệp hàng đầu quốc tế về tài chính, kế toán, ICAEW đã luôn tiên phong trong các hoạt động nhằm duy trì và phát triển tính bền vững trong các doanh nghiệp, tổ chức; là một trong những thành viên sáng lập và thuộc nhóm tư vấn toàn cầu của Liên minhVốn Tự nhiên (Natural Capital Coalition) cùng với các tên tuổi lớn khác trên thế giới như WWF, The World Bank, Deloitte… để cùng nhau kết nối các bên liên quan hợp tác trong các hoạt động nhằm tạo ra một thế giới nơi mà các doanh nghiệp cùng ưu tiên duy trì, bảo tồn và tăng cường vốn tự nhiên. Đbfvfkhởi xướng “Nghị định thư Vốn tự nhiên – Natural Capital Protocol” – đây được coi như một khung tham chiếu được tiêu chuẩn hóa dành cho doanh nghiệp nhằm giúp họ xác định, đo lường và đánh giá những tác động trực tiếp cũng như không trực tiếp của họ và sự phụ thuộc vào vốn tự nhiên”.


Bên cạnh đó, ICAEW tập trung đưa ra những ý tưởng và sáng tạo đổi mới theo hướng tư duy lãnh đạo- thought leadership-đem lại hiệu ứng và giải pháp phát triển bền vững mang tính hệ thống và có ảnh hưởng rộng rãi hơn. Các hoạt động bao gồm thành lập và vận hành “The Finance Innovation Lab – Trung tâm nghiên cứu đổi mới tài chính” nơi tổ chức này làm việc với các nhà sáng chế - những người có thể xúc tác cho một sự thay đổi trong điều kiện thị trường cần có một hệ thống tài chính đa dạng; Thành lập và vận hành tổ chức xã hội “AuditFutures” nơi tạo cảm hứng đổi mới và bàn luận về tương lai của nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cho các thành viên; Xuất bản các ấn phẩm, báo cáo liên quan; Và thực hiện hoạt động đào tạo trong lĩnh vực này.


PGS.TS Đặng Thái Hùng -Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, đại diện Bộ Tài chính, phát biểu khẳng định: “Các mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững mà chúng ta đã thảo luận ngày hôm nay, đặc biệt trong bối cảnh của Việt Nam hiện tại, là không thể trì hoãn. Cái tên Formosa đến giờ này, mỗi người Việt Nam đều biết. Điều thiết thực nhất mà chúng ta có thể làm, từ các tổ chức quốc tế cho đến mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, đó là cần phải dành những nguồn lực riêng và ngân sách riêng cho mục tiêu phát triển bền vững. Đối với những người hành nghề kế toán, báo cáo tài chính cần phải trung thực, chính xác, minh bạch, rõ ràng, phải chứng minh và phân tích được các tác động đến phát triển bền vững. Về phía Nhà nước, cần nhanh chóng áp dụng các quy định, hướng dẫn về vấn đề này dựa trên các chuẩn mực và nền tảng quốc tế, cũng như có những hướng dẫn cụ thể để có thể dẫn đến những hành động thiết thực. Và chúng ta chỉ có một cách duy nhất là cùng nhau hướng về phía trước để giải quyết các yếu kém tồn đọng”.

PV
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN