Do vậy, ngày 22/2, Bộ NN&PTNT đã ban hành Công điện 1566/CĐ-BNN-TCLN về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương và của Cục Kiểm lâm, mùa khô năm 2017 tình hình thời tiết sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, nhiệt độ có xu hướng ấm dần. Trong những tháng đầu năm 2017, nền nhiệt độ tiếp tục có xu hướng cao hơn so với trung bình nhiều năm. Dự báo tổng lượng mưa sẽ giảm và thiếu hụt từ 10-20% so với trung bình nhiều năm.
Trong thời gian tới, tình trạng khô hạn sẽ diễn ra ở nhiều địa phương, nguy cơ cháy rừng cao, đặc biệt tại các khu vực Tây Bắc, miền Trung, Nam bộ, Tây Nguyên. Số liệu cháy rừng quan sát qua nhiều năm cho thấy, thiệt thại về cháy rừng từ tháng 3 đến tháng 5 thường cao nhất trong năm.
Diễn tập công tác phòng chống cháy rừng. Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN. |
Để chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức triển khai ngay các biện pháp:
Thứ nhất, chủ động thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 10/CTT-TTg ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Công văn số 10100/BNN-TCLN ngày 29/11/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2016 – 2017.
Thứ hai, các lực lượng liên ngành (Kiểm lâm, Công an, Quân đội) thực hiện quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, các ngành liên quan thuộc tỉnh có các phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần theo phương châm bốn tại chỗ, thường trực tại địa phương để sẵn sàng phối hợp các lực lượng ứng phó trong trường hợp xảy ra cháy rừng, các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền các cấp tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng đảm bảo kịp thời xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra.
Thứ ba, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; Tăng cường lực lượng, phương tiện ứng trực tại các địa bàn trọng điểm về cháy rừng.
Thứ tư, kiện toàn và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng các cấp, nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương. Coi công tác Phòng cháy chữa cháy rừng là nhiệm vụ trọng tâm của Ban chỉ đạo các cấp.