Môn thể thao không dành cho người yếu tim

Mỗi người một ngành nghề, người là doanh nhân, người là kỹ sư, giáo viên, sinh viên… nhưng có cùng một đam mê mạo hiểm, khám phá bầu trời, chinh phục độ cao trong môn thể thao nhảy dù.

Nhảy dù kén người chơi vì mức độ mạo hiểm và yêu cầu cao về sức khỏe. Để trở thành một học viên câu lạc bộ nhảy dù, người học phải trải qua một kỳ giám định sức khỏe tại viện y học hàng không, cũng như đủ niềm đam mê để vượt qua nỗi sợ hãi khi tham gia môn thể thao tốc độ và mạo hiểm này.

Để được ở trong không trung trong khoảng thời gian ngắn ngủi vài ba phút, người chơi phải trải qua hơn 2 tháng rèn luyện, với nhiều bài tập khác nhau.

Bài học đầu tiên trong bộ môn dù tròn mà người chơi nào cũng phải trải qua là gấp dù. Gấp dù đòi hỏi sự tỉ mẩn và khéo léo, tập trung cao độ. Để hoàn tất gấp một chiếc dù D5, một đội hai người phải cần đến khoảng 3 tiếng đồng hồ.

Những bài tập rèn luyện khá vất vả và đòi hỏi kỷ luật cao.


Cẩn thận đến từng nút thắt.

Tất cả đã sẵn sàng cho cuộc nhảy dù. Ai cũng cảm thấy rất hào hứng.

Không chỉ có nam giới, nhiều bạn nữ cũng đam mê bộ môn thể thao này.

Lên máy bay, chuẩn bị xuất phát.

Trực thăng đưa đến điểm nhảy dù, thả các thành viên từ độ cao trên dưới 1.000m, thời gian rơi tự do khoảng vài giây, còn tiếp đất trong vòng vài phút tùy độ cao và trọng lượng mỗi người .

Đây được coi là khoảng thời gian ấn tượng nhất. Sau cảm giác rơi tự do là cảm giác tĩnh lặng, bồng bềnh cùng mây gió. Các thành viên có thể ngắm nhìn mặt đất với độ cao 1.000 m

Có những phen hú hồn khi gặp rủi ro không mong muốn.

Tiếp đất an toàn.

Lê Phú/ Báo Tin Tức
Suýt chết vì nhảy dù mạo hiểm
Suýt chết vì nhảy dù mạo hiểm

Một sinh viên 22 tuổi ở thành phố Perth (Australia) đã thoát chết trong đường tơ kẽ tóc do bị bệnh động kinh nhưng vẫn liều lĩnh tham gia môn thể thao nhảy dù mạo hiểm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN