Nhân rộng các mô hình hỗ trợ lao động di cư

Ngày 16/12, tại Hà Nội, mạng lưới Mnet (mạng lưới hành động về lao động di cư) đã tổ chức hội thảo “Chia sẻ bài học và kinh nghiệm về các mô hình hỗ trợ lao động di cư”.

Đại diện Mnet giới thiệu các mô hình hỗ trợ lao động di cư đã triển khai trong thời gian qua

Với quá trình đô thị hóa, ngày càng nhiều lao động di cư ngày càng tăng. Di cư bổ xung nguồn lao động phổ thông cho nhiều ngành nghề đô thị, góp phần cải thiện đời sống của nhiều hộ gia đình nông thôn. Tuy nhiên lao động di cư đang là một vấn đề lớn của xã hội khi người lao động khó tiếp cận các chính sách an sinh xã hội. 


Theo thống kê gần đây, Việt Nam có hơn 6,6 triệu người di cư nội địa, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, con số thực tế rất lớn, nhất là khu vực di cư phi chính thức. Những đối tượng này thường gặp nhiều rủi ro, trong khi việc tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội thường gặp rất nhiều thủ tục về hành chính, thiếu thông tin, khó khăn kinh tế….


Từ thực tiễn này, 5 năm lại đây, một số tổ chức xã hội trong nước và quốc tế tại Việt Nam đã có những chương trình, dự án với các mô hình can thiệp, hỗ trợ lao động di cư. Các mô hình này đa dạng về hình thức tổ chức, mang lại hoạt động cộng đồng có ý nghĩa thiết thực, nâng cao cơ hội tiếp cận pháp luật, an sinh xã hội, và cải thiện điều kiện sinh kế của lao động di cư. Một số mô hình phát huy hiệu quả như: Hợp tác xã Di cư Ngày Mới do Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng ánh sáng Light thành lập dựa trên cơ sở tăng năng lực và trao quyền cho lao động di cư; Câu lạc bộ giúp việc của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) phối hợp cùng Hội Phụ nữ các phường Nghĩa Tân, Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội), Tân Định, Đa Kao (Quận 1 TP Hồ Chí Minh)... 


Hoặc nhóm mô hình đối thoại và vận động chính sách như: mô hình đối thoại giữa công nhân và người lao động về quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động từ đó đưa ra những khuyến nghị phù hợp hơn trong xây dựng chính sách đối với lao động là người di cư; mô hình tư vấn pháp luật cho người lao động di cư của Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn Đồng Nai.


"Để nhân rộng các mô hình hỗ trợ lao động di cư tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội, cần sự vào cuộc của tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng được nhóm tự quản, nòng cốt từ chính lao động di cư để tuyên truyền, phổ biến chính sách”, bà Nguyễn Thu Giang cho biết.


Đại diện của mạng lưới Mnet cho rằng: Khi các mô hình dự án triển khai trong thời gian qua sẽ kết thúc tài trợ từ tổ chức quốc tế nhưng với những kỹ năng được tập huấn, tài liệu được cung cấp, các mô hình CLB vẫn có thể được nhân rộng dựa trên đáp ứng nhu cầu thành viên, bảo vệ quyền lợi người lao động di cư.

XC
“Trăm dâu đổ đầu” người đi xuất khẩu lao động - Bài cuối
“Trăm dâu đổ đầu” người đi xuất khẩu lao động - Bài cuối

Bên cạnh việc quy trách nhiệm cụ thể với từng doanh nghiệp XKLĐ trong quản lý lao động, nhất là với lao động bỏ trốn thì vai trò của địa phương rất quan trọng trong việc tuyên truyền gia đình và người thân khi đi XKLĐ theo đúng hợp đồng cam kết.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN