Khu vực Trung Bộ ở mức 5-7, ngưỡng có nguy cơ gây hại cao. Riêng khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ số tia cực tím phổ biến ở mức 8-10, ngưỡng có nguy cơ gây hại rất cao.
Cụ thể, trong khoảng thời gian từ 11-13 giờ ngày 13/2, các thành phố có chỉ số tia cực tím đạt mức nguy cơ gây hại rất cao gồm: Thành phố Hội An (Quảng Nam) và thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) là 7.5, Thành phố Hồ Chí Minh là 8.9, thành phố Cần Thơ là 9.0, thành phố Cà Mau (Cà Mau) là 8.6.
Dự báo từ ngày14-16/2, chỉ số tia cực tím cực đại tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có xu hướng tăng nhẹ nhưng vẫn ở mức dưới 5 đến 7, ngưỡng có nguy cơ gây hại trung bình đến cao. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ duy trì mức nguy cơ gây hại rất cao mức 8-10.
Thang bảng đo chỉ số tia cực tím quy định, từ 3-5 là trung bình, từ 6-7 là cao, từ 8-10 là rất cao. Ở mức rất cao, tia cực tím có thể gây bỏng da nếu tiếp xúc trực tiếp liên tục trong 25 phút. Chỉ số từ 11 trở lên là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, gây nguy cơ làm tổn thương da, bỏng mắt nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút nếu không được bảo vệ.
Ngày 13/2, chỉ số nóng bức (Heat - Index) tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) tiếp tục đạt mức đặc biệt cẩn trọng (chỉ số từ 32-41). Ở mức nhiệt này, người dân có khả năng bị chuột rút hoặc kiệt sức vì nóng khi tiếp xúc với nắng nóng ngoài trời hoặc hoạt động thể chất kéo dài.
Để phòng tránh các tác hại của tia cực tím và đề phòng sốc nhiệt, người dân khi làm việc ngoài trời nắng cần trang bị đồ dùng chống nắng như: Quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính… luôn đảm bảo đủ nước uống cho cơ thể.