Đây là phân tích của Tiến sĩ Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên.
Công nhân Công ty cà phê 719, xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk tưới cà phê. Ảnh: Dương Giang - TTXVN |
Ngay mùa khô năm 2015, các tỉnh Tây Nguyên đã có gần 84.000 ha cây trồng bị khô hạn, chủ yếu là cây cà phê, gây thiệt hại 1.690 tỷ đồng; trong đó, tỉnh Đắk Lắk thiệt hại nặng nhất với trên 47.000 ha cà phê bị khô hạn, thiếu nước tưới.
Các tỉnh Tây Nguyên hiện có trên 573.400 ha cà phê; trong đó có 532.499 ha cà phê kinh doanh cho thu hoạch. Tuy nhiên, phần lớn diện tích cà phê này đều thiếu công trình thuỷ lợi để phục vụ thâm canh.
Ngay tại Đắk Lắk là địa phương có diện tích cà phê nhiều nhất nước với trên 204.500 ha; trong đó có 195.000 ha cà phê kinh doanh cho thu hoạch nhưng diện tích được tưới từ các công trình thủy lợi chỉ có 46.163 ha. Diện tích cà phê còn lại tưới bằng nguồn nước suối và 2.800 giếng đào, giếng khoan.
Kế đến là tỉnh Lâm Đồng có diện tích cà phê đứng thứ hai sau Đắk Lắk, với trên 140.000 ha nhưng chỉ có 50.335 ha được tưới từ các công trình thủy lợi. Trong khi đó, phần lớn các công trình thủy lợi phục vụ thâm canh cây cà phê ở Tây Nguyên thường ở trong tình trạng kiệt nước vào mùa khô, nên có công trình chỉ có đủ nguồn nước tưới từ 3 đến 4 đợt cho cà phê là khô kiệt.
Còn đối với nguồn nước ngầm do khai thác quá bừa bãi nên suy giảm nghiêm trọng. Ngay tại Đắk Lắk, qua khảo sát, hầu hết mực nước ngầm giảm thấp nhiều so với trung bình nhiều năm, thậm chí, có những điểm khảo sát mực nước ngầm giảm đến 28 mét so với vài năm trước đây.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt như hiện nay, cùng với việc khuyến khích các nông hộ, doanh nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên giảm diện tích cà phê xuống chỉ còn 447.000 ha theo như quy hoạch mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố, Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên cũng hướng dẫn các nông hộ trồng cây che bóng, chăn gió, thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê.
Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên cũng kiến nghị các địa phương vùng trồng cà phê chính trong vùng quy hoạch ở các tỉnh Tây Nguyên cũng tiếp tục đầu tư xây dựng thêm các công trình thủy lợi để chủ động nguồn nước phục vụ thâm canh cây cà phê.
Riêng tỉnh Đắk Lắk đã lập dự án và có kế hoạch đầu tư 15.310 tỷ đồng để phát triển thủy lợi trong vùng sản xuất cà phê bền vững. Theo đó, tỉnh Đắk Lắk có kế hoạch đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới 192 công trình thủy lợi nhằm nâng