Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong Quốc hội, HĐND các cấp

Ngày 6/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Australia tổ chức tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp”.


Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận về tình hình phụ nữ tham gia trong lĩnh vực chính trị ở các tỉnh nói chung và phụ nữ tham gia trong cấp ủy sau Đại hội Đảng nói riêng, khả năng đạt được chỉ tiêu phụ nữ tham gia trong Quốc hội, HĐND các cấp mà chiến lược đề ra. 


Theo các đại biểu, để thực hiện mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới là đến nhiệm kỳ 2016-2020, tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng đạt từ 25% trở lên, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp trên 35%; cần tăng cường vai trò chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, trong việc sắp xếp cán bộ nữ, cơ cấu nguồn cán bộ nữ; thúc đẩy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc duy trì tỷ lệ nữ qua các vòng hiệp thương.…


Theo ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, tăng tỷ lệ nữ trong các cơ quan dân cử là một chỉ tiêu quan trọng trong mục tiêu “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị” của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. 


Đây được xem là một trong những nội dung then chốt tạo cơ hội cho phụ nữ nói tiếng nói đại diện cho giới mình, các vấn đề liên quan đến lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật, các chính sách bảo vệ con người, văn hóa, giáo dục... Đây cũng là thước đo quan trọng và cần có để đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.


Quang cảnh tọa đàm


“Trong nhiều thập kỷ qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Việt Nam là quốc gia có nền tảng tốt đảm bảo quyền cho phụ nữ tham gia lĩnh vực chính trị thông qua việc tham gia các Điều ước quốc tế về bình đẳng giới, ban hành Luật Bình đẳng giới và nhiều đạo luật quy định về bình đẳng giới trong các lĩnh vực khác nhau, có cơ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và sự tham gia ngày càng tăng của phụ nữ trong cấp ủy Đảng, bộ máy Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương… Do vậy, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể từ con số 3% nữ đại biểu ở Quốc hội khóa I đến 24,4% của Quốc hội khóa XIII, tỷ lệ nữ đại diện ở Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp đều có tăng trong những nhiệm kỳ gần đây”, ông Nguyễn Trọng Đàm khẳng định.

Xuân Cường
Mở rộng xóa mù chữ cho phụ nữ
Mở rộng xóa mù chữ cho phụ nữ

Sau một ngày lao động trên nương, 3 mẹ con chị Lữ Thị Phương (53 tuổi) ở bản Na Ca, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, gồm mẹ chồng, con gái và con dâu lại cùng đi học chữ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN