Đầu tháng 10/2019, trong quá trình đào vườn, ông Nguyễn Tuân Triệu, trú tại thôn 3, làng Mai Động, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) đã phát hiện 2 cọc gỗ lim dài hơn 3m, đường kính hơn 30cm, cắm sâu xuống đất.
Từ đó, Bảo tàng Hải Phòng, Phòng Văn hóa thông tin huyện Thủy Nguyên và UBND xã Liên Khê đã lấy mẫu hai cọc gỗ đưa đi giám định đồng vị Cacbon, cho kết quả niên đại từ năm 1270 đến 1430. Vị trí bãi cọc là sông Đá Bạc xưa. Bước đầu, các nhà khảo cổ cho rằng, bãi cọc gỗ lim tại Cao Quỳ có thể là một trận địa có niên đại vào cuối thế kỷ XIII, liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên năm 1288 của quân dân nhà Trần.
Tuy nhiên, vấn đề được dư luận cũng như các nhà chuyên môn đặt ra là, sau khi khai quật di tích thì công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích sẽ như thế nào cho hiệu quả, đặc biệt là khâu bảo quản cổ vật.
Giáo sư Y-Chang Liu, Chủ nhiệm khoa Khảo cổ học thuộc Đại học Thành Công, Đài Loan (Trung Quốc) sau khi khảo sát các điểm khai quật tại Cao Quỳ đã nhận định, muốn bảo tồn phải giữ nguyên hiện trạng, không được di dời cổ vật, cần phải làm bảo tàng ngoài trời tại chỗ để đảm bảo tính nguyên vẹn của cả khu di tích.
Dưới đây là video và một số hình ảnh về khu vực khai quật bãi cọc Cao Quỳ do phóng viên báo Tin tức ghi lại: