Chương trình Hành động cũng lưu ý đến tạo điều kiện cho việc thực hành, sáng tạo và truyền dạy Di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” trong cộng đồng; khuyến khích những nghệ nhân hát văn cao tuổi truyền dạy những bài bản cổ cho thế hệ trẻ; tăng cường các hình thức giáo dục phù hợp trong và ngoài trường học.
Về đãi ngộ, cần tôn vinh các cá nhân, cộng đồng có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; có chính sách, khen thưởng và phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước cho các nghệ nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo vệ, trao truyền những giá trị văn hóa của Di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt”.
Thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước nhằm gìn giữ, bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của di sản, đồng thời ngăn ngừa, loại bỏ các hủ tục và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng di sản để trục lợi, làm sai lệch di sản và có tác động tiêu cực tới đời sống cộng đồng, xã hội.
“Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại vào ngày 1/12/2016. Việc UNESCO ghi danh di sản này đã góp phần tăng cường vị trí, vai trò của di sản văn hóa đối với xã hội, làm giàu thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và của nhân loại. |
Phối hợp với các cơ quan truyền thông, các hội nghề nghiệp tổ chức các chương trình giới thiệu, quảng bá về giá trị Di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” dưới nhiều hình thức tới công chúng trong và ngoài nước, gắn bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch bền vững.
Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu văn hóa, trong số các chương trình hành động được đề ra lần này, việc quản lý để bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của di sản, ngăn ngừa, loại bỏ các hủ tục và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng di sản để trục lợi, làm sai lệch di sản và có tác động tiêu cực tới đời sống cộng đồng, xã hội...
Theo các chuyên gia, việc cấp thiết hiện nay là phải tuyên truyền, phổ biến để chính các thầy đồng hiểu được những giá trị nhân văn cao đẹp và bản sắc văn hóa trong “Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” mà UNESCO ghi nhận. Những thầy đồng cần giữ phẩm chất của một tín đồ thờ Mẫu, có tâm, có đức, không “phán truyền” cho các con nhang đệ tử, không lợi dụng kiếm lợi, không lôi kéo và xúi giục những người khác thực hiện những hành vi mê tín dị đoan.
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về di sản văn hóa phi vật thể nói chung và “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ” nói riêng để cộng đồng, công chúng có thông tin đầy đủ, hiểu biết khoa học về di sản, về sự vinh danh của UNESCO. Từ đó, những người thực hành sẽ chủ động tham gia vào quá trình bảo tồn và kế thừa, phát huy di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu một cách đúng đắn, góp phần tích cực vào việc truyền dạy, đảm bảo những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc và giảm thiểu những tác động tiêu cực và những hành động “buôn thần bán thánh”...
Thanh đồng Trần Thị Huệ (Phủ Tiên Hương, Phủ Dầy, Nam Định) cho biết: “Chúng tôi, những thủ nhang đồng đền, phủ mong muốn Nhà nước và các cơ quan văn hóa nghiên cứu, đưa ra một bộ tài liệu chuẩn để hướng dẫn thực hành tín ngưỡng một cách đúng nhất, tránh để di sản bị biến tướng, sai lệch”.
Cùng với việc công bố chương trình hành động quốc gia bảo tồn di sản, Bộ VHTTDL cũng kêu gọi các bộ, ban, ngành, UBND các cấp, cộng đồng các địa phương là chủ thể của di sản và nhân dân cả nước cùng thực hiện Chương trình hành động quốc gia nhằm bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quý giá này.
Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh Nam Định và các địa phương có di sản xây dựng đề án chi tiết, cụ thể hóa những nội dung của Chương trình hành động quốc gia, để di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” có những đóng góp tích cực vào đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và sự đa dạng văn hóa của nhân loại.