“Lính thông tấn” thăm chiến trường xưa

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2015) và 55 năm thành lập Thông tấn xã giải phóng (12/10/1960 -12/10/2015), gần 100 cựu phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã có chuyến trở lại thăm chiến trường xưa tại khu căn cứ huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, nơi lưu dấu những kỷ niệm của Thông tấn xã giải phóng.

Đoàn đã đến thăm, thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ của TTXVN tại Bia kỷ niệm Thông tấn xã giải phóng ở khu rừng Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (xã Tân Bình, huyện Tân Biên, Tây Ninh); thăm căn cứ Trung ương Cục miền Nam (xã Tân Lập, huyện Tân Biên) và Khu di tích lịch sử, danh thắng núi Bà Đen, Tây Ninh.

Phút nghỉ ngơi trên đường hành quân, từ trái qua: Trọng Nghiệp (thứ hai), Hữu Oai, Sỹ Huynh (1973). Ảnh: Tư liệu


Tại căn cứ Thông tấn xã giải phóng, cán bộ TTXVN khi đến thăm, nhớ lại những nơi đã từng sống, làm việc, chiến đấu, các cựu phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của TTXVN bồi hồi xúc động khi hồi tưởng những kỷ niệm xưa. Tuy hoạt động trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, gian khổ, thiếu thốn trăm bề, có thể hy sinh bất cứ lúc nào, nhưng các anh chị em trong đơn vị Thông tấn xã giải phóng vẫn lạc quan, đoàn kết, hăng say làm việc và luôn tin tưởng vào ngày chiến thắng. Những dòng tin tức, bài viết, bức ảnh thời sự nóng bỏng của phóng viên TTXVN từ khắp các chiến trường miền Nam được chuyển tải kịp thời từng phút, từng giờ về Tổng xã ở Hà Nội, đến với đồng bào cả nước và trên thế giới.

Phóng viên ảnh Lương Nghĩa Dũng tại mặt trận Đường 9 Nam Lào.Ảnh: Tư liệu



Nguyên phóng viên tin của Ban biên tập Tin trong nước TTXVN Nguyễn Sỹ Thủy cho biết, trong lúc chiến trường ở miền Nam đang diễn ra rất ác liệt, ngày 16/3/1973, cơ quan Tổng xã đã cử 149 phóng viên của khóa GP10 đi bộ gần 3 tháng ròng rã từ miền Bắc vào, tỏa đi khắp chiến trường miền Nam từ Bình trị Thiên cho đến mũi Cà Mau, tập trung nhiều nhất là chiến trường miền Đông Nam Bộ và hoạt động tại Thông tấn xã giải phóng, thuộc căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Khi ấy hầu hết các phóng viên đang ở lứa tuổi tuổi 22-23, điều kiện tác nghiệp chủ yếu là cây bút và quyển sổ, phải đi bộ khắp chiến trường miền Nam để đưa từng bức ảnh, dòng tin kịp thời về Tổng xã.

Trên đường hành quân vào chiến trường năm 1973: Trọng Nghiệp (ngoài cùng bên trái), Tiến Ất (ngoài cùng bên phải).Ảnh: Tư liệu


Nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật của TTXVN những năm 1960-1970 Trương Việt Cường bày tỏ sự xúc động khi về thăm căn cứ xưa và bồi hồi tưởng nhớ các anh, các chị phóng viên, kỹ thuật viên đã cùng chiến đấu và vĩnh viễn nằm lại chiến trường, góp phần xương máu cho ngày giải phóng đất nước. Bác Trương Việt Cường cũng rất xúc động khi chứng kiến vùng căn cứ xưa nay đã thay da, đổi thịt, đặc biệt là địa điểm căn cứ Thông tấn xã giải phóng xưa, nay đã được xây dựng, trở thành địa chỉ đỏ cho thế hệ trẻ của TTXVN đến tìm hiểu truyền thống.

Lê Đức Hoảnh

Bác Hồ, Bác Tôn với Thông tấn xã Việt Nam
Bác Hồ, Bác Tôn với Thông tấn xã Việt Nam

Cách đây đúng 60 năm, tròn một lục thập hoa giáp, Tết Ất Mùi năm 1955, VNTTX từ chiến khu trở về Hà Nội, vừa tiếp quản trụ sở số 5 Lý Thường Kiệt được mấy tháng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN