Nhà thơ Hải Như (tên thật là Vũ Hải Như), sinh ngày 28/3/1923, quê ở làng Bái Dương, xã Nam Dương (Nam Trực, Nam Định). Ông thuộc lớp nhà báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam, từng làm phóng viên, biên tập viên các báo Vệ quốc quân, Cứu quốc, Giác ngộ. Hải Như được bạn đọc qua nhiều thế hệ biết đến với tư cách là một nhà thơ, đặc biệt tên tuổi của ông gắn liền với những bài thơ viết về Bác Hồ kính yêu. Nhà thơ tâm sự: Đề tài Bác Hồ là vô tận đối với ông. Đến nay, ông đã sáng tác hơn bốn mươi bài thơ ca ngợi Bác Hồ.
Khi viết về Bác Hồ, Hải Như không thần thánh hóa vì theo quan niệm của ông thì lãnh tụ trước hết cũng là một con người rất gần gũi với số đông quần chúng.
Trong thơ Hải Như, hình ảnh Bác Hồ hiện lên thật giản dị, gần gũi và rất đời thường. Và sự vĩ đại của Người thể hiện qua những chi tiết nhỏ bé, đời thường đó. Đấy là chuyện khi đứng, Bác thường giữ ý để khỏi che lấp người sau; khi ngủ, Người chỉ đắp chăn đơn thôi vì e mình quá ấm, Người đi dép cao su không chỉ vì thói quen giản dị mà vì thương bao cháu nhỏ chưa có giày đi, là chiếc áo bông cũ có hai mụn vá mà Người vẫn mặc khi tiếp người thân… Những chi tiết nhỏ ấy thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn, nhân cách lãnh tụ Hồ Chí Minh - một con người suốt đời “chỉ muốn quên mình cho hết thảy”, luôn dành tình thương yêu bao la cho nhân dân Việt Nam và cho toàn nhân loại:
Giữa những năm chiến tranhNgười đọc thơ Whitman khi tiếp nhà báo MỹLấy kéo cắt gai hoa hồng cho một nữ ca sĩ Ý khỏi xước tay…Hồ Chí Minh hiển nhiên là một nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn của dân tộc và thế giới nhưng khi mọi người gọi Bác là nhà thơ thì Người lại rất khiêm nhường, độ lượng và hóm hỉnh, cười vui:
Làm nhà yêu nước đủ rồi. Bác cảm ơn!Đừng bắt Bác “cõng” thêm nhà thơ Người cười vui: Bác mệtSau ngày Bác Hồ ra đi, nhà thơ Hải Như viết về Người nhiều hơn. Những vần thơ chân thành, xúc động, bày tỏ lòng biết ơn của dân tộc đối với công lao trời biển của Bác cũng như ngợi ca tâm hồn, nhân cách cao đẹp của Người. Vẫn là phong cách thơ giản dị, gần gũi với ngôn ngữ đời thường nên dễ đi vào lòng người
“Trăng vào cửa sổ đòi thơ”Bác vừa chợp mắt xin chờ trăng ơiChúng ta hãy bước nhẹ chân nhẹ nữaTrăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầuTrọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâuNay Bác ngủ chúng ta canh giấc ngủ(Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi)Cùng với đoàn người trên khắp đất nước ngày ngày tìm về viếng Bác, thăm ngôi nhà Bác ở, nhà thơ đã nhận ra lẽ sống đẹp đẽ của Người được hiện lên từ những hình ảnh, chi tiết đời thường nhỏ bé: ngôi nhà sàn, bộ quần áo bạc màu, chiếc bàn làm việc đơn sơ hay vườn cây, ao cá… Tất cả vẫn ngăn nắp, gọn gàng và thơm hơi ấm của Người:
Ta đến thăm ngôi nhà Bác ởĐể lòng ta tưởng niệm biết ơn NgườiBác đã cho ta, Bác đã cho đờiLẽ sống của ngày mai trên Trái Đất
Lẽ sống đẹp: không coi mình cao nhấtMong kiếp người ai cũng cất đầu cao(Một con người chủ nghĩa Mác sinh ra)Viếng thăm Người chính là về với cội nguồn của tình yêu thương bao la, của lòng bao dung, nhân ái. Mỗi chúng ta đều cảm thấy lòng mình ấm áp và sáng trong hơn khi được gần Bác, nghĩ về Bác:
Từ bốn biển về đây đứng lạiBên chiếc chõng tre này. Đời mãi mãi mang ơnNơi đã cho đời: Trái tim lớn yêu thươngĐập 79 mùa xuân cho cả vòng Trái ĐấtBếp tắt nguội tro, nhưng căn nhà rất ấmĐời lạnh băng rồi, muốn sưởi nóng: vào đâyNhà nhỏ ba gian nhưng có thể chứa đầyCả nhân loại khổ đau cần tiếp lửa
(Bài thơ viết ở làng Sen)
Tất cả những bài thơ của nhà thơ Hải Như viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh đều chân thành và giản dị - giản dị như chính cuộc đời của Bác. Những vần thơ đó thể hiện lòng biết ơn sâu nặng và nỗi nhớ thương, kính yêu của nhân dân ta đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - “người công dân số một” của đất nước Việt Nam.