Trình diễn áo dài Việt Nam và áo Saree Ấn Độ

Ngày 25/3, Tổng lãnh sự quán Ấn độ tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Áo dài đã có thông tin chính thức về buổi trình diễn thời trang Áo dài Việt Nam và Áo Saree Ấn Độ diễn ra vào ngày 1/4 tại Bảo tàng Áo dài (Long Thuận, Quận 9).

Bà Smita Pant, Tổng lãnh sự Ấn độ tại TP Hồ Chí Minh cho biết: “Đây là hoạt động nhằm tăng cường hiểu biết của mọi người về vẻ đẹp của áo dài Việt Nam và áo Saree cũng như mở ra cơ hội hợp tác giữa các nhà thiết kế hai nước. Buổi trình diễn sẽ có người mẫu Việt Nam mặc áo dài may bằng vải Ấn Độ.


“Áo dài Việt Nam và áo Saree Ấn Độ là quốc phục truyền thống của hai nước, mang trong mình những bản sắc rất khác biệt. Ví dụ như áo Saree có lịch sử hơn 3.000 năm. Vì vậy, tại buổi trình diễn, chúng tôi sẽ giới thiệu cách mà áo dài có thể may được bằng vải Ấn Độ. Tôi nghĩ đây là một ví dụ tuyệt vời về sự giao thoa văn hóa, thời trang và cái đẹp giữa Việt Nam và Ấn Độ”, bà Smita Pant cho biết thêm.

Bà Smita Pant (trái) thông tin về buổi giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ thông qua buổi trình diễn thời trang Áo dài, Áo Saree.

Nhà thiết kế Sỹ Hoàng, Giám đốc Bảo tàng Áo dài Việt Nam cũng chia sẻ: Đây là lần đầu tiên có buổi trình diễn giao lưu giữa áo Saree của Ấn Độ với áo dài Việt Nam. Trước kia, áo dài Việt Nam có 4, 5 thân là do khổ vải của Việt Nam nhỏ. Sau này, nhờ sự giao thương với Ấn Độ mà chúng ta có vải Ấn Độ. Vải Ấn Độ có khổ rất rộng, chính nó tạo nên vẻ đẹp cho áo dài tân thời Việt Nam ngày nay.


“Với tên gọi 'Giao thoa', buổi trình diễn sẽ dùng toàn bộ vải Saree để may áo dài. Sau đó, bảo tàng sẽ triển lãm các bộ áo dài trong suốt 3 tháng để công chúng đến xem và thưởng thức văn hóa của hai nước thông qua trang phục truyền thống. Ngược lại, để có sự giao lưu với nước bạn, tôi cũng chọn vải, lụa của Việt Nam để may Saree Ấn Độ” - ông Sỹ Hoàng chia sẻ thêm.

Nhiều người mẫu Việt Nam sẽ mặc áo dài may bằng vải Ấn Độ trong đêm trình diễn ngày 1/4.

Phát biểu tại buổi họp, đại diện Hội Dệt - May - Thêu - Đan TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, buổi trình diễn áo dài, áo Saree không chỉ là giao lưu văn hóa mà còn mở ra thị trường mới về may mặc cho hai nước, giúp ngành thời trang Việt Nam phát triển hơn nữa với nhiều chất liệu vải khác nhau, đồng thời cũng giúp người xem có thể cảm nhận được giá trị di sản thông qua các sản phẩm di sản của Việt Nam, Ấn Độ.


Tin, ảnh: Hoàng Tuyết
1.200 người dự thi “Duyên dáng áo dài” TP Hồ Chí Minh
1.200 người dự thi “Duyên dáng áo dài” TP Hồ Chí Minh

Ngày 20/3, vòng chung kết hội thi “Duyên dáng áo dài” nằm trong khuôn khổ Lễ hội áo dài lần thứ 3- năm 2016 đã diễn ra tại Nhà văn hoá Thanh Niên. Lễ trao giải cho các thí sinh, đơn vị được giải diễn ra cùng ngày trong Lễ bế mạc Lễ hội áo dài tối hôm qua, ngày 20/3.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN