Theo hãng thông tấn TASS (Nga) ngày 9/9, Ukraine đã chuyển hướng sang phát triển và sử dụng tên lửa nội địa sau khi Mỹ quyết định không cung cấp các tên lửa tầm xa có khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Dù vẫn nhận được sự hỗ trợ từ phương Tây, Kiev đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào nguồn vũ khí từ bên ngoài bằng cách đẩy mạnh sản xuất vũ khí nội địa, như Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố tại một hội nghị thượng đỉnh ở Đức.
Chuyển đổi chiến lược về vũ khí của Ukraine
Phát biểu tại Căn cứ Không quân Ramstein vào ngày 6/9 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định rằng việc cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine sẽ không giúp thay đổi cục diện cuộc chiến. Điều này đẩy Kiev vào thế phải tự phát triển vũ khí riêng để đối đầu với Nga.
Đài phát thanh Quốc tế Deutsche Welle của Đức cùng ngày đưa tin, Tổng thống Zelensky tuyên bố rằng Ukraine đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo đầu tiên do nước này sản xuất, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao khả năng tự chủ quốc phòng.
Kể từ khi xung đột với Nga nổ ra, quân đội Ukraine thường xuyên sử dụng vũ khí tầm xa do trong nước sản xuất. Tuy nhiên, lực lượng Ukraine không thể chống trả bằng vũ khí của chính họ. Hơn nữa, các tên lửa mà Ukraine nhận được từ phương Tây đều có hạn chế về tầm bắn và khả năng triển khai trên lãnh thổ Nga. Để thay đổi khả năng phòng thủ và giảm phụ thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí từ các đối tác, Ukraine đã nỗ lực triển khai chương trình tên lửa riêng.
Như vậy, việc phát triển vũ khí nội địa không chỉ giúp Ukraine giảm phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ phương Tây mà còn giúp Kiev linh hoạt hơn trong các hoạt động quân sự. Điều này trở nên đặc biệt quan trọng khi các loại tên lửa hiện có từ các đối tác phương Tây đều bị giới hạn về tầm bắn, không thể triển khai trên lãnh thổ Nga.
Các dòng vũ khí tầm xa mới của Ukraine
Theo Deutsche Welle, Ukraine đã đạt được nhiều thành tựu trong chương trình phát triển tên lửa của mình. Một trong số đó là dòng tên lửa chống hạm R-360 Neptun, vốn đã được lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng từ năm 2020. Tên lửa này có tầm bắn lên đến 300 km và đã ghi dấu ấn khi đánh chìm tàu chiến Moskva của Nga vào tháng 4/2022. Phiên bản mới của Neptun đã được cải tiến với tầm bắn lên đến 400 km và đầu đạn nặng 350 kg, tăng gấp đôi so với phiên bản chống hạm ban đầu.
Ngoài ra, Ukraine cũng đang phát triển tên lửa tầm Sapsan, với tầm bắn lên đến 500 km và khả năng tiêu diệt cả mục tiêu trên bộ và trên biển. Được biết đến với tên xuất khẩu là Hrim-2, loại tên lửa này đã được sản xuất cho Saudi Arabia với tầm bắn 280 km.
Bên cạnh các tên lửa, Ukraine còn triển khai thiết bị bay không người lái (UAV) chiến đấu Palyanytsya có tốc độ cao hơn nhiều so với các dòng UAV khác. Mục tiêu chính của Palyanytsya dự kiến sẽ là các sân bay quân sự của Nga trong tầm bắn 600-700 km từ biên giới Ukraine. Theo thông tin từ United24, chi phí sản xuất Palyanytsya thấp hơn nhiều so với các tên lửa có tầm bắn tương tự, mở ra triển vọng mở rộng quy mô sản xuất và sử dụng.
Mặc dù Ukraine đã có những bước tiến đáng kể trong chương trình tên lửa, vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua. Một trong số đó là duy trì và mở rộng khả năng sản xuất trong bối cảnh xung đột và phụ thuộc vào một số linh kiện từ nước ngoài. Tuy nhiên, theo Frank Ledwidge, nhà phân tích quân sự người Anh, Ukraine có đủ khả năng sản xuất đủ tên lửa cho một cuộc chiến kéo dài với Nga. Ông nhấn mạnh rằng trước xung đột, Ukraine là một trong những quốc gia hàng đầu về công nghệ không gian, có kinh nghiệm sâu rộng trong việc chế tạo tên lửa đẩy và các loại vũ khí tương tự.
Việc phát triển tên lửa và UAV nội địa cho thấy Ukraine đang muốn củng cố khả năng tự chủ quốc phòng. Tuy nhiên, chiến lược này cũng đặt ra những câu hỏi về khả năng duy trì và nâng cấp liên tục các hệ thống vũ khí trong bối cảnh giao tranh tranh kéo dài.