Hải quân Mỹ gọi phiên bản mới nhất của tên lửa hành trình Tomahawk này là "Block V". Có hai phiên bản của tên lửa "Block V", một phiên bản trang bị đầu đạn chống hạm và phiên bản khác lắp đầu đạn tấn công mục tiêu trên bộ.
Tên lửa Tomahawk từng gây tranh cãi tại Washington, D.C. Dưới thời Tổng thống Barack Obama, Nhà Trắng muốn tiết kiệm tiền và ngừng sản xuất tên lửa tầm xa – từ thập niên 80 của thế kỷ trước vốn được Hải quân coi là vũ khí hàng đầu để tấn công mục tiêu trên bộ và trên biển.
Tuy nhiên quốc hội Mỹ không đi theo đề xuất của chính quyền Tổng thống Obama mà tiếp tục mua thêm tên lửa Tomahawk từ nhà sản xuất Raytheon.
Nhưng tờ National Interest (Mỹ) đánh giá chính tên lửa SM-6 mới có khả năng “thống trị” kế hoạch của Hải quân. Trong 10 loại tên lửa Hải quân trang bị cho 285 chiến hạm và tàu ngầm, chỉ có SM-6 mang khả năng tấn công cả mục tiêu trên biển và trên không từ khí quyển.
Hải quân Mỹ dự định đến năm 2026 mua thêm 1.800 tên lửa SM-6 với tổng giá trị vào khoảng 6,4 tỷ USD. Đến cuối năm 2018, Mỹ sở hữu chiến hạm trang bị hệ thống radar Aegis có thể tích hợp với SM-6. Hải quân Mỹ dự định nâng số lượng chiến hạm này lên 41 chiếc trong năm 2019.
SM-6 có khả năng đánh chìm tàu chiến, bắn hạ chiến đấu cơ và ngăn chặn tên lửa đạn đạo. Kèm theo một số cải tiến, SM-6 còn có thể nhắm đến lực lượng trên bộ và tàu ngầm của đối phương. Raytheon đã áp dụng nhiều tính năng của các loại tên lửa khác áp dụng cho SM-6.
SM-6 còn có thể sử dụng như một tên lửa chống hạm. Chuyên gia tên lửa Thomas Karako từng cộng tác với Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Quốc tế (CSIS) nhận định tên lửa SM-6 còn có thể tiếp tục nâng cấp và nhận thêm được nhiệm vụ tấn công trên mặt đất.