Một vụ phóng tên lửa SS-18 Satan của Nga. Ảnh: Military.com |
Sau khi Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược (START-1) được ký kết, Chính phủ Nga đã bắt đầu tìm kiếm các khả năng tận dụng tên lửa R-36 Voevoda (SS-18 Satan) - loại tên lửa không được phép sử dụng dưới quy định của Hiệp ước.
Kết quả sau dự án Dnepr, rất nhiều quả tên lửa trong số đó đã được chuyển hóa thành tên lửa vệ tinh thương mại phóng lên quỹ đạo thấp của Trái Đất.
Đài phát thanh Nga Sputnik đã tổng hợp một số tính năng của loại tên lửa đẩy mới dựa trên đặc điểm của tên lửa Voevoda.
Theo nguyên bản, tên lửa SS-18 Satan nổi tiếng với khả năng mang theo các đầu đạn phân hướng MIRV có thể chia thành 10 đầu đạn có sức nổ 750 kiloton.
Sau lần đầu tiên phóng thử thành công một tên lửa Satan được chuyển đổi, các nhà kỹ sư đã nghĩ ra ý tưởng ứng dụng một vài vệ tinh theo cách mà đầu đạn MIRV phân tách các đầu đạn riêng rẽ. Vào tháng 6/2014, một tên lửa Satan chuyển đổi thành công mang theo 33 mô-đun không gian thuộc 17 quốc gia. Công nghệ này cho phép tiết kiệm chi phí triển khai và từ đó biến loại tên lửa này trở thành một sản phẩm không gian thu hút về mặt thương mại.
Video phóng tên lửa SS-18 Satan (nguồn: MoD):
Trái ngược với các phiên bản khác của SS-18 Satan như Tsyklon-2 và 3, tên lửa đẩy SS-18 Satan có thể mang theo trọng lượng nặng gấp hai lần. Nó có thể mang theo tổng khối lượng 3.200 kg tới quỹ đạo thấp quanh Trái Đất.
Trong tổng số 22 lần phóng thử nghiệm tên lửa Satan chuyển đổi chỉ có 1 lần thất bại. Trong khi đó, tên lửa đẩy nổi tiếng của Mỹ Antare chỉ có xác suất thành công là 83%.
Không chỉ đem lại lợi ích về thương mại không gian, tên lửa Satan còn được đánh giá là một hệ thống phòng thủ tiềm năng của hành tinh.
Trên thực tế, mối đe dọa từ các tiểu hành tinh đối với Trái Đất là có thật. Sabit Saitgarayev – nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Thiết kế Tên lửa Quốc gia – năm 2013 gợi ý tên lửa Satan có thể được biến đổi để đối phó với một tiểu hành tinh có đường kính 100m đe dọa sự sống trên Trái Đất.