Dẫn lời một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ, đài Sputnik đưa tin: “Mặc dù chúng tôi sẽ không bình luận về các vụ kiện đang diễn ra nhưng chúng tôi có thể xác nhận chính quyền có ý định xúc tiến thương vụ vũ khí cho UAE. Chúng tôi sẽ tôi tiếp tục thảo luận chi tiết thương vụ với với các quan chức UAE để đảm bảo hai bên hiểu rõ nhau”.
Trước đó, vào tháng 1/2021, Washington đã tạm dừng thương vụ bán chiến đấu cơ F-35 cho UAE và đạn dược cho Saudi Arabia sau khi xem xét các thỏa thuận vũ khí dưới thời của cựu Tổng thống Donald Trump. Tổng thống Biden đã đảo ngược quyết định của người tiền nhiệm một ngày ngay trước khi ông nhậm chức và khôi phục mức thuế 10% đối với nhôm nhập khẩu từ UAE.
Giới quan sát đồn đoán chính quyền của Tổng thống Trump đã dùng thương vụ F-35 đối với UAE nhằm bình thường hóa quan hệ với Israel. Vào tháng 9/2020, hai nước vùng Vịnh – gồm UAE và Bahrain – đã ký một thỏa thuận lịch sử thiết lập quan hệ ngoại giao với quốc gia Do Thái do Mỹ làm trung gian. Tuy nhiên, các quan chức UAE nói rằng mối quan hệ hợp tác với Israel được thúc đẩy hoàn toàn bởi mong muốn ngăn chặn "hành động thôn tính", ám chỉ đến kế hoạch của Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong việc áp dụng chủ quyền đối với phần lớn lãnh thổ Palestine ở Bờ Tây.
Phản ứng trước quyết định “đóng băng” thỏa thuận vũ khí hồi tháng 1, Đại sứ UAE tại Mỹ Yousef al-Otaiba gọi đó là một hành động hoàn toàn có thể hiểu được vì chính quyền Tổng thống Biden phải thực hiện theo đúng quy trình và thông lệ do thương vụ giữa UAE và Mỹ là một trong những thương vụ vũ khí lớn nhất thế giới với giá trị lên tới 23 tỷ USD.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), vào năm 2020, nhập khẩu vũ khí của UAE đã giảm 37%.