Xung đột tại Trung Đông gây khó cho công nghiệp vũ khí Thụy Sỹ

Các doanh nghiệp sản xuất vũ khí của Thụy Sỹ đang phải hứng chịu tổn thất do lệnh cấm bán vũ khí tới các quốc gia Trung Đông và vùng Vịnh.


Là một quốc gia trung lập, song Thụy Sỹ có nền công nghiệp quốc phòng khá phát triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất vũ khí của Thụy Sỹ đang phải hứng chịu tổn thất do lệnh cấm bán vũ khí tới các quốc gia Trung Đông và vùng Vịnh. Lý do là nhằm ngăn chặn chúng được sử dụng để vi phạm các tiêu chuẩn về nhân quyền.

Sau khi Saudi Arabia phát động cuộc chiến chống phiến quân Houthi tại Yemen hồi tháng 3 vừa qua, chính phủ Thụy Sỹ đã quyết định áp đặt các lệnh hạn chế xuất khẩu vũ khí tới “vị khách hàng sộp” ở Trung Đông này. Quyết định đã vấp phải sự phản đối của các công ty sản xuất vũ khí, trong đó, có Công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ Ruag.

Một loại máy bay do Ruag phát triển.

“Từ tháng 3, Ruag đã không nhận được giấy phép xuất khẩu vũ khí sang Trung Đông, trong khi, lượng lớn hàng xuất khẩu đang đợi để đưa sang các quốc gia ở khu vực này”, một thông cáo báo chí của Ruag nêu rõ. Ước tính quyết định trên của Thụy Sỹ đã gây thiệt hại cho Ruag hàng chục triệu CHF (Franc Thụy Sỹ, tỷ giá 1CHF=1,04 USD). Thông cáo cũng nêu rõ: “Về dài hạn, Ruag có nguy cơ sẽ mất thị phần tại Trung Đông khi phải cạnh tranh với các đối thủ khác”. Ngoài ra, Ruag cảnh báo các cơ sở của công ty tại Thụy Sỹ, hiện đang sử dụng 4.300 lao động, cũng sẽ suy yếu nếu lệnh cấm trên tiếp tục kéo dài.

Các ông lớn khác trong ngành công nghiệp quốc phòng Thụy Sỹ như Neue Zürcher Zeitung (NZZ) và Oerlikon Contraves cũng đã gửi thư khuyến nghị tới chính phủ liên bang cảnh báo các quy định về nhân quyền của Thụy Sỹ đang làm khó cho những doanh nghiệp này, đồng thời, gây tắc nghẽn cho hàng hóa xuất khẩu đang đợi để đi sang Trung Đông. Giới công nghiệp quốc phòng Thụy Sỹ lo lắng những lệnh hạn chế xuất khẩu vũ khí này của chính phủ liên bang đang làm lợi cho doanh nghiệp quốc phòng các nước khác, đặt biệt là Đức.

Được biết các lệnh hạn chế xuất khẩu này đang được áp dụng cho Kuwait, Jordan, Qatar, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập, đây những nước đang dính líu tới cuộc xung đột tại Yemen. Đây đều là những khách hàng lớn của Thụy Sỹ. Năm ngoái, Bahrain và UAE đã đặt mua của Thụy Sỹ các hợp đồng vũ khí trị giá 14 triệu CHF mỗi nước, còn Saudi Arabia là gần 4 triệu CHF.

Tại Thụy Sỹ, giới vận động hành lang cho ngành công nghiệp quốc phòng hoạt động khá mạnh và có quyền lực. Hồi năm ngoái, lực lượng vận động hành lang đã thay đổi thành công được một số quy định trong luật pháp nước này theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp sản xuất vũ khí. Theo đó, Thụy Sỹ sẽ chỉ cấm doanh nghiệp xuất khẩu vũ khí sang các quốc gia nơi có nguy cơ rõ ràng là các vũ khí này sẽ được sử dụng gây tổn hại tới tình hình nhân quyền. Và có lẽ tình hình tại Yemen là một trường hợp như vậy.

Không chỉ tại Trung Đông, vũ khí Thụy Sỹ đang cũng gặp một số trở ngại tại Ấn Độ khi giới chức New Delhi đề nghị tiến hành các cuộc điều tra chống lại Rheinmettal (chuyên về phòng không) và SAN Swiss Arms với cáo buộc đút lót để nhận được các hợp đồng. Hiện giới chức hai doanh nghiệp này chưa có bình luận gì về thông tin trên.

Đây không phải là lần đầu tiên ngành công nghiệp vũ khí của Thụy Sỹ rơi vào tình cảnh khó khăn. Quy định về xuất khẩu vũ khí đã được chính quyền liên bang siết chặt hơn sau năm 2012 khi nổ ra vụ tai tiếng về việc các vũ khí của Thụy Sỹ đã được tái xuất sang nước thứ ba.

Năm ngoái, xuất khẩu vũ khí chiếm 0,26% tổng sản lượng xuất khẩu của Thụy Sỹ, trong đó, Đức là thị trường xuất khẩu lớn nhất. Indonesia cũng đã trở thành nhà tiêu thụ vũ khí lớn của Thụy Sỹ với các hợp đồng trị giá 564 triệu CHF, bù đắp phần nào doanh thu bị sụt giảm từ Trung Đông. Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, song công nghiệp vũ khí của Thụy Sỹ vẫn được xem là một ngành công nghiệp then chốt, vì cần nhớ rằng ngành công nghiệp này chịu trách nhiệm trang bị vũ khí cho quân đội Thụy Sỹ./.ung đột tại Trung Đông gây khó cho ngành công nghiệp vũ khí Thụy Sỹ

Là một quốc gia trung lập, song Thụy Sỹ có nền công nghiệp quốc phòng khá phát triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất vũ khí của Thụy Sỹ đang phải hứng chịu tổn thất do lệnh cấm bán vũ khí tới các quốc gia Trung Đông và vùng Vịnh. Lý do là nhằm ngăn chặn chúng được sử dụng để vi phạm các tiêu chuẩn về nhân quyền.

Sau khi Saudi Arabia phát động cuộc chiến chống phiến quân Houthi tại Yemen hồi tháng 3 vừa qua, chính phủ Thụy Sỹ đã quyết định áp đặt các lệnh hạn chế xuất khẩu vũ khí tới “vị khách hàng sộp” ở Trung Đông này. Quyết định đã vấp phải sự phản đối của các công ty sản xuất vũ khí, trong đó, có Công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ Ruag.

“Từ tháng 3, Ruag đã không nhận được giấy phép xuất khẩu vũ khí sang Trung Đông, trong khi, lượng lớn hàng xuất khẩu đang đợi để đưa sang các quốc gia ở khu vực này”, một thông cáo báo chí của Ruage nêu rõ. Ước tính quyết định trên của Thụy Sỹ đã gây thiệt hại cho Ruag hàng chục triệu CHF (Franc Thụy Sỹ, tỷ giá 1CHF=1,04 USD). Thông cáo cũng nêu rõ: “Về dài hạn, Ruag có nguy cơ sẽ mất thị phần tại Trung Đông khi phải cạnh tranh với các đối thủ khác”. Ngoài ra, Ruag cảnh báo các cơ sở của công ty tại Thụy Sỹ, hiện đang sử dụng 4.300 lao động, cũng sẽ suy yếu nếu lệnh cấm trên tiếp tục kéo dài.

Các ông lớn khác trong ngành công nghiệp quốc phòng Thụy Sỹ như Neue Zürcher Zeitung (NZZ) và Oerlikon Contraves cũng đã gửi thư khuyến nghị tới chính phủ liên bang cảnh báo các quy định về nhân quyền của Thụy Sỹ đang làm khó cho những doanh nghiệp này, đồng thời, gây tắc nghẽn cho hàng hóa xuất khẩu đang đợi để đi sang Trung Đông. Giới công nghiệp quốc phòng Thụy Sỹ lo lắng những lệnh hạn chế xuất khẩu vũ khí này của chính phủ liên bang đang làm lợi cho doanh nghiệp quốc phòng các nước khác, đặt biệt là Đức.

Được biết các lệnh hạn chế xuất khẩu này đang được áp dụng cho Kuwait, Jordan, Qatar, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập, đây những nước đang dính líu tới cuộc xung đột tại Yemen. Đây đều là những khách hàng lớn của Thụy Sỹ. Năm ngoái, Bahrain và UAE đã đặt mua của Thụy Sỹ các hợp đồng vũ khí trị giá 14 triệu CHF mỗi nước, còn Saudi Arabia là gần 4 triệu CHF.

Tại Thụy Sỹ, giới vận động hành lang cho ngành công nghiệp quốc phòng hoạt động khá mạnh và có quyền lực. Hồi năm ngoái, lực lượng vận động hành lang đã thay đổi thành công được một số quy định trong luật pháp nước này theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp sản xuất vũ khí. Theo đó, Thụy Sỹ sẽ chỉ cấm doanh nghiệp xuất khẩu vũ khí sang các quốc gia nơi có nguy cơ rõ ràng là các vũ khí này sẽ được sử dụng gây tổn hại tới tình hình nhân quyền. Và có lẽ tình hình tại Yemen là một trường hợp như vậy.

Không chỉ tại Trung Đông, vũ khí Thụy Sỹ đang cũng gặp một số trở ngại tại Ấn Độ khi giới chức New Delhi đề nghị tiến hành các cuộc điều tra chống lại Rheinmettal (chuyên về phòng không) và SAN Swiss Arms với cáo buộc đút lót để nhận được các hợp đồng. Hiện giới chức hai doanh nghiệp này chưa có bình luận gì về thông tin trên.

Đây không phải là lần đầu tiên ngành công nghiệp vũ khí của Thụy Sỹ rơi vào tình cảnh khó khăn. Quy định về xuất khẩu vũ khí đã được chính quyền liên bang siết chặt hơn sau năm 2012 khi nổ ra vụ tai tiếng về việc các vũ khí của Thụy Sỹ đã được tái xuất sang nước thứ ba.

Năm ngoái, xuất khẩu vũ khí chiếm 0,26% tổng sản lượng xuất khẩu của Thụy Sỹ, trong đó, Đức là thị trường xuất khẩu lớn nhất. Indonesia cũng đã trở thành nhà tiêu thụ vũ khí lớn của Thụy Sỹ với các hợp đồng trị giá 564 triệu CHF, bù đắp phần nào doanh thu bị sụt giảm từ Trung Đông. Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, song công nghiệp vũ khí của Thụy Sỹ vẫn được xem là một ngành công nghiệp then chốt, vì cần nhớ rằng ngành công nghiệp này chịu trách nhiệm trang bị vũ khí cho quân đội Thụy Sỹ.

Thái Nguyễn (theo Le Temps)
Tập đoàn vũ khí Raytheon trình làng tên lửa siêu nhỏ
Tập đoàn vũ khí Raytheon trình làng tên lửa siêu nhỏ

Raytheon Co. - hãng sản xuất tên lửa lớn nhất thế giới, mới đây đã trình làng một loại tên lửa dẫn đường bằng laser siêu nhỏ trang bị cho các lực lượng đặc nhiệm và bộ binh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN